Phạm Văn Hiền THUNG DUNG. Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Người hạnh phúc là người biết sống thung dung, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhỏm.
Chúng ta cùng kiểm nghiệm.
Đó là bài giảng đầu tiên của Bụt (Siddhartha Gamtama), nhà hiền triết phương đông cổ đại. Người là hoàng tử Ấn Độ, đã có vợ xinh đẹp và con trai nhưng trăn trở trước sự đau khổ, phiền muộn, thiếu hoàn thiện và vô thường (Dukkha) của đời người mà Phật đã xuất gia năm hai mươi chín tuổi để tìm sự giác ngô. Sau sáu năm trời lang thang khắp vùng lưu vực sông Hằng, học hỏi trao đổi với nhiều vị hiền triết nổi tiếng, thực hành nhiều phương pháp khác nhau, Người chưa hài lòng với những điều học được. Cho đến một chiều ngồi dưới gốc cây bồ đề, thốt nhiên Người đạt ngộ lúc ba mươi lăm tuổi. Sau đó, Người có bài giảng đầu tiên cho năm người bạn tu hành. Mười năm sau, Phật thuyết pháp cho mọi hạng người và đến 80 tuổi thì mất ở Kusinara (Uttar Pradesh ngày nay). Học thuyết Phật giáo hiện có trên 500 triệu người noi theo.
Bài giảng đầu tiên của Phật là sự thấu hiểu Dukkha (sự khổ), Samudaya (nguồn gốc), Nirodha (kết thúc), Magga (lối đi) .Tiến sĩ triết học Walpola Rahula là giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Ceylan (Pháp) đã tìm tòi văn bản cổ và giới thiệu tài liệu nghiêm túc, đáng tin cậy này (Lời Phật dạy. Lê Diên biên dịch).
Trần Nhân Tông (1258- 1308) vị vua Trần lừng danh của Đại Việt trong Cư trần lạc đạo đã đúc kết: “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.” Minh triết đời người là thấu hiểu bản chất cuộc sống, biết sống thung dung, thanh thản, nhận ra kho báu vô giá của chính mình!
Hoàng Kim sưu tập Số lần xem trang : 14989 Nhập ngày : 07-12-2009 Điều chỉnh lần cuối : 07-12-2009 Ý kiến của bạn về bài viết này
Giáo dục-Phát triển Mười đặc điểm của trường Đại học nghiên cứu hiện đại(18-12-2013) Ngô Bảo Châu đối thoại và suy ngẫm(16-09-2011) Những nhân tố tạo nên đức tính của người Nhật(01-04-2011) Vì một nền giáo dục trung thực, lành mạnh và hiện đại(01-04-2011) Chúc mừng ngày Nhà giáo 20/11/2010(18-11-2010) Hễ người giỏi là chúng tôi mời gọi(10-09-2010) Kiểm lại một số ý kiến góp về việc học(15-04-2010) Nên học nền giáo dục Mỹ những điểm nào - GS TS Trần Văn Hiển(15-02-2010) NGND. GS.TS. Mai Trần Ngọc Tiếng đã về cõi vĩnh hằng(21-01-2010) Nên ưu tiên gì cho Chiến lược phát triển giáo dục? (18-01-2010) Trang kế tiếp ... 1 2 3
|