Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 29
Toàn hệ thống 1697
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

 

Thần đồng Alia Sabur, người Mỹ trở thành giáo sư trẻ tuổi nhất thế giới khi mới 19 tuổi. Trong khi các bạn khác rời trường mầm non thì cô đã học hết cấp 1. 
 

Sinh năm 1989 tại Mỹ, Alia nổi bật trong danh sách các thần đồng có trí tuệ siêu phàm khi mà tỷ lệ thần đồng được phát hiện thường nghiêng về các bé trai.

Alia biết nói, biết đọc khi mới tròn tám tháng tuổi. Lên 2, Alia đã đọc trọn cả cuốn tiểu thuyết Chalotter’s web và viết thạo. Con số biểu thị lớp học mà Alia đã hoàn thành luôn lớn hơn số tuổi của cô bé.

Khi những bạn khác cùng tuổi rời trường mầm non thì cô đã kết thúc chương trình giáo dục dành cho học sinh tiểu học. Cô bé học xong chương trình lớp chín năm tám tuổi. Bố mẹ cô phải rất vất vả để tìm trường học phù hợp với khả năng nhận thức của con gái họ. Ngay cả những trường tư thục tốt nhất ở Manhattan cũng không đáp ứng được trước sự tiến bộ quá nhanh của cô.

Alia kể rằng giáo viên của cô thường nói: “Em tìm cái gì đó mà làm. Tôi phải dạy cả lớp”. Vậy nên, khi chẳng có gì mới để học, cô ngồi đọc sách.

10 tuổi, Alia được nhận vào trường Đại học Stony Brook của New York. Vì cô còn quá bé nên ngày nào mẹ cô cũng phải đưa con gái đi học. Cô bé còn mang theo cả những con thú nhồi bông đến khoa vật lý của trường đại học.

Mẹ cô kể, hôm diễn ra buổi thi tốt nghiệp môn toán ứng dụng, cô đến phòng thi muộn tới hai tiếng. Cô ngồi xuống bàn và làm xong bài thi trong vòng 15 phút. Mẹ cô hỏi: “Alia, chỉ 15 phút thôi ư?”, cô bé trả lời: “Tốt mẹ ạ!”.

Quả đúng như vậy, khi cô đạt điểm xuất sắc cho môn toán ứng dụng, giáo sư của cô đã gửi tin nhắn, nói đùa: “Có lẽ em nên đến muộn trong mọi buổi thi tốt nghiệp.”

Sau khi giành được bằng cử nhân ngành toán ứng dụng, Alia Sabur được nhận học bổng của chương trình đào tạo liên thông từ bậc thạc sĩ lên tiến sĩ chuyên ngành khoa học vật chất tại Đại học Drexel thuộc bang Philadelphia, Mỹ.
Alia Sabur luôn quan tâm đến các nghiên cứu vật lý ứng dụng trong y khoa. Đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của cô bé là hiện tượng gấp nếp protein. Alia hy vọng rằng nghiên cứu của cô sẽ giúp tìm ra phương thuốc chữa bệnh Alzemer và bò điên (cả 2 bệnh này đều có liên quan đến hiện tượng protein bị gấp nếp một cách bất thường). Mục tiêu của cô nhằm làm sáng tỏ nguyên nhân gấp nếp không tự nhiên đó và tìm cách khôi phục chúng trở về cấu trúc bình thường.

Cô cũng đã thực hiện một nghiên cứu có tính đột phá nhằm tiến tới phát triển các que thăm tế bào dựa trên công nghệ ống nano sử dụng trong y học. Các que thăm này sẽ cho phép khả năng đo phản ứng của các chất dạng nano được truyền vào các tế bào riêng lẻ.

Không chỉ là một thần đồng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, Alia còn là một tài năng âm nhạc. Cô bé chơi Clarinet từ khi sáu tuổi. Năm 11 tuổi cô trở thành nghệ sĩ chơi Clarinet trong dàn nhạc giao hưởng Rockland.

Alia từng học âm nhạc dưới sự hướng dẫn của những người thầy danh tiếng như Ricardo Morales, David Weber. Cô bé từng đạt các giải thưởng cao tại các cuộc thi biểu diễn âm nhạc như: giải Nhất trong cuộc thi biểu diễn Clarinet dành cho nghệ sĩ trẻ xuất sắc.

Năm 2006, Alia tốt nghiệp Nhạc viện Julliard. Ngoài ra, Alia Sabur còn là một võ sinh Taekwondo, được đeo đai đen khi chín tuổi.

Tháng 2/2008, khi chưa đầy 19 tuổi, Alia được phong làm giáo sư chính thức của đại học Konkuk (Seoul, Hàn Quốc). Cô trở thành giáo sư chính thức trẻ tuổi nhất trên thế giới. Hiện cô đang giảng dạy tại khoa vật lý của trường đại học này.

Alia tâm sự: “Bố mẹ tôi luôn khuyến khích tôi trong bất cứ việc gì tôi muốn theo đuổi. Tôi tin rằng tôi được hưởng khả năng trời cho và một môi trường nuôi dưỡng, giáo dục tốt”.
Theo Phụ nữ Việt Nam

Số lần xem trang : 15466
Nhập ngày : 07-12-2009
Điều chỉnh lần cuối : 07-12-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  Thế giới cần một hệ thống cảnh báo báo sớm hiện tượng thời tiết bất thường(03-09-2009)

  Tầm quan trọng của các hoạt động thích nghi với biến đổi khí hậu(29-08-2009)

  Xăng sinh học từ dưa hấu(28-08-2009)

  Xác định DNA của cây nhằm chống tình trạng khai thác gỗ lậu (26-08-2009)

  Trồng lúa hay vẽ tranh?(24-08-2009)

  Trái đất nghiêng hơn vì biến đổi khí hậu(21-08-2009)

  Gien giúp lúa có thể chống chịu được ngập lụt(21-08-2009)

  Hai anh em - hai nhà khoa học Việt kiều nổi tiếng(20-08-2009)

  Chất tạo nên loài người xuất hiện ngoài trái đất(19-08-2009)

  Thuyền tạo mây - giải pháp cho sự nóng lên toàn cầu(13-08-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007