Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 870
Toàn hệ thống 1389
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

 

Thực vật khổng lồ rừng nhiệt đới, nấm tí hon, cà phê dại nằm trong số 300 loài lần đầu được giới thực vật học ở Anh mô tả trong năm 2009. 

 
Các loài mới phát hiện gồm (từ trái sang phải) Berlinia korupensis, Lecomtedoxa plumosa, Carapichea lucida, Talbotiella velutina, Eucalyptus brandiana, Cyrtostachys bakeri

Các phát hiện được ghi lại sau cuộc điều tra của Vườn bách thảo Hoàng gia, Kew (RBG Kew) với một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ 100 quốc gia trên thế giới.

Những khám phá mới cho thấy những loài thực vật từng được biết đến chỉ là số ít. Trong số những loài mới phát hiện, gần 1/3 loài có nguy cơ tuyệt chủng.

Stephen Hopper, Giám đốc của RBG Kew, cho biết những khám phá mới nhấn mạnh một sự thật rằng rất nhiều thực vật trên thế giới vẫn chưa được phát hiện và ghi lại. Chúng ta sẽ không có cơ sở khoa học cho việc bảo tồn thực vật một cách hiệu quả nếu không biết thế giới thực vật có những gì và đang phát triển ra sao.

Những nhà thực vật học của Kew mô tả năm 2009 là một năm bội thu với 292 loài được phát hiện mới so với con số bình quân 200 loài các năm khác.

Đậu nổ 

 
Thân cây có đường kính gần 1m và quả đậu lớn khi nổ sẽ phát tán hạt trên phạm vi rộng; Loài Berlinia korupensis có hoa trắng lớn và đẹp

Loài lớn nhất trong những loài mới được phát hiện mọc ở công viên quốc gia Korup thuộc rừng nhiệt đới Cameroon. Nó dài hơn 42m.

Berlinia korupensis là thành viên họ nhà đậu với thân cây hình trụ với đường kính gần 1m, nở hoa trắng và sau đó kết quả. Đó là một quả đậu khổng lồ có thể dài đến 30cm.

Khi chín muồi, hạt đậu này sẽ nổ ra và phát tán hạt bên trong một phạm vi khá rộng.

Xander van der Burgt, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết chỉ có 17 cây được tìm thấy trong cuộc điều tra lần này. Ông nói thêm rằng ngay cả khi công viên Korup được bảo vệ thì loài Berlinia korupensis vẫn bị đe dọa nghiêm trọng bởi những tác động của con người.

Loài nhỏ nhất được phát hiện là nấm gỗ mục, dày chưa đến 1mm và bao phủ lên cây chủ như một vệt sơn.

Cà phê hoang dã 

 
Hạt cà phê lớn nhất thế giới của giống cà phê hoang dã Coffea ambongensis (bên trái) so với hạt cà phê Arabica (bên phải)

Bảy loài cà phê dại cũng thuộc danh sách những loài mới và phần lớn chúng được phát hiện ở những ngọn núi phía bắc Madagascar.

Hai trong số những loài thực vật mới này là Coffea ambongensis và Coffea boinensis có hạt lớn hơn bất cứ loài cây cà phê nào khác – hạt của chúng lớn hơn 2 lần kích thước hạt cà phê Arabica phổ biến.

Aaron Davis, chuyên gia cà phê của RBG Kew cho biết cà phê là mặt hàng trao đổi thương mại phổ biến thứ hai sau dầu mỏ với ít nhất 25 triệu gia đình nông dân lệ thuộc vào sản phẩm của nó để mưu sinh. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa biết nhiều về họ hàng hoang dã của cà phê.

TS David ước tính rằng gần 3/4 loài cà phê hoang dã của thế giới đang bị đe dọa do sự biến mất của môi trường sống và sự thay đổi khí hậu.

GS Hopper cho biết cứ mỗi năm trên toàn cầu lại có khoảng 2000 loài được biết đến lần đầu, vì vậy cần phải có sự hỗ trợ và đầu tư thích đáng cho khoa học nghiên cứu thực vật.

RBG Kew vừa xuất bản thông tin những loài mới trên trang web của mình, đồng thời bổ sung thông tin vào Google Earth

Dưới đây là chùm ảnh về một số loài thực vật mới được phát hiện trong 2009: 

 
Dendrobium serena-alexianum là một loài phong lan được tìm thấy trên ngọn núi cao nhất Borneo
Gymnosiphon afro-orientalis là loài thực vật có hoa nhưng không quang hợp mà chỉ kí sinh trên cây chủ
TS. Rhian Smith thu thập mẫu loài Isoetes eludens ở một hồ đá thuộc Nam Phi
Isoetes eludens thuộc nhóm thực vật thủy sinh cổ đại hơn 150 triệu năm tuổi nhưng đến giờ mới được phát hiện
Indigofera serpenticola, một trong những loài mới của cây chàm
Nhà thực vật Linda Loffler đang kiểm tra loài Dioscorea strydomiana, đây là loài cây củ từ (yam) độc nhất và bất thường mà bà từng được biết. Loài này cũng đang bị đe dọa tuyệt chủng và được biết chỉ có khoảng 200 cây trong tự nhiên.

Theo VietNamNet (BBC, Kew)

Phát hiện hơn 250 loài thực vật quý hiếm

 
 

Các chuyên gia của Vườn sinh vật Hoàng gia Kew, London, Anh, vừa phát hiện hơn 250 loài sinh vật mới chỉ trong vòng một năm qua.

Tổng cộng 292 loài thực vật và loài nấm mới được tìm thấy trong năm 2009 và khoảng 1/3 trong số đó đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, bao gồm củ khoai mỡ Nam Phi với phần thân gỗ lớn, cao gần 1 m so với mặt đất. Người dân địa phương tin rằng, đây là một loại thuốc chữa căn bệnh ung thư nên trong những năm qua loài thực vật này đã bị thu hoạch một cách “không thương tiếc”, khiến cho “dân số” của chúng chỉ còn hơn 200 cây. 

Loài cây Isoglossa variegata được các nhà khoa học tình cờ phát hiện trong khu vườn của Hoàng tử xứ Wales.


Ngoài ra, các nhà sinh vật học tìm thấy loài cây cao 42 m với phần hạt giống như hạt đậu, cũng như cây cà phê rừng trước đó chưa từng được ghi lại trong bất kỳ tài liệu nào. Loài thực vật nhỏ nhất được khám phá trong năm nay là loài nấm thân gỗ chỉ dày chưa đến 1 mm, mọc trên những vật đã bị thối rữa.

Tiến sĩ Aaron Davis, một chuyên gia sinh vật học của vườn Kew cho biết, việc khám phá ra 6 loài cây cà phê mới trong năm qua có thể đảm bảo được tương lai của ngành cà phê thế giới. “Việc bảo tồn sự đa dạng giống loài mang một ý nghĩa hết sức to lớn, điều đó có nghĩa là đảm bảo được thói quen uống cà phê hàng ngày của con người, đặc biệt khi các cây cà phê rất dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu như hiện nay”.

Loài cây Berlinia korupensis được tìm thấy ở Cameroon có "họ hàng" với cây đậu.

Cũng theo tiến sĩ Davis, bên cạnh việc phát hiện các loài mới một cách tình cờ, các nhà sinh vật học của vườn Kew cũng sử dụng các công cụ công nghệ hiện đại để “săn” thực vật, ví dụ như dùng Google Earth để xác định các vùng lãnh thổ mới lạ.

Giáo sư Stephen Hopper, Giám đốc Vườn sinh vật Hoàng gia Kew, cho rằng: “Các khám phá mới này đã nhấn mạnh một sự thật rằng, có rất nhiều loài thực vật trên thế giới vẫn chưa được “khai quật” và ghi chép lại”.

Bản thân giáo sư Hopper từng tìm thấy loài cây Isoetes, thuộc nhóm cây thủy phỉ ở vùng núi Nam Phi. Các nhà khoa học đã tìm thấy hóa thạch hơn 150 triệu tuổi của loài thực vật này.

Theo Báo Đất Việt (Mail Online)

 

 

Số lần xem trang : 15514
Nhập ngày : 31-12-2009
Điều chỉnh lần cuối : 31-12-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  Châu Phi đủ đất để nuôi cả thế giới(02-07-2009)

  Tháo chạy ồ ạt do biến đổi khí hậu(02-07-2009)

  Tốc độ gió đang giảm ở Mỹ(29-06-2009)

  Dùng cỏ xử lý nước rỉ rác (25-06-2009)

  Người công bố nhân bản vô tính cá trạch vừa đi xa (24-06-2009)

  Thêm một loài rệp gây hại cho cây trồng(23-06-2009)

  Nhân giống thành công loài thông chứa chất trị ung thư(22-06-2009)

  Các nhà khoa học vừa tìm thấy một loài thực vật có khả năng giả vờ mắc bệnh để đánh lừa bướm đêm tại Ecuador(22-06-2009)

  Robot có khả năng đọc được ý nghĩ của con người(15-06-2009)

  Trung Quốc tạo tế bào gốc lợn đầu tiên trên thế giới(03-06-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007