Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 922
Toàn hệ thống 1449
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

Các nước phát triển sự nghiệp giáo dục đều dựa trên một hệ thống triết lý”, còn hệ thống triết lý của nền giáo dục Việt Nam hiện nay vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải! Đón gió kỹ thuật của phương Tây và bảo tồn văn hóa dân tộc như Nhật Bản hay mở rộng cửa để hiện đại hóa nền giáo dục và hội nhập hoàn toàn như Singapore. Chúng ta cùng đọc bài của tác giả Dũ Lan Lê Anh Dũng để cùng suy ngẫm cho một hệ thống triết lý giáo dục cũ của Việt Nam vốn nặng tư tưởng Nho giáo.

 

 

Vietsciences-Dũ Lan Lê Anh Dũng               16/01/2009
 
Các báo đầu năm 2010 đưa tin Bộ GD-ĐT vừa giao cho Viện Khoa học giáo dục VN thực hiện chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ với chủ đề “Đổi mới quản lý giáo dục trong quá trình hội nhập quốc tế”. Chương trình được thực hiện từ nay đến năm 2011 với kinh phí 5,5 tỉ đồng.

Mẩu tin này nhắc ta nhớ tới Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020 (dự thảo lần thứ 14, sau đây gọi tắt là CL).

Theo CL, phần V đưa ra mười một giải pháp chiến lược, thì hai giải pháp trước tiên là “Đổi mới quản lý giáo dục”, “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”.

Hai giải pháp này được nêu trước tiên đã phản ánh quan điểm phát triển giáo dục của Bộ GD-DT là ưu tiên chú ý tới số lượng. Chả thế mà trong phần IV, khi nêu ra “Các mục tiêu chiến lược giai đoạn 2009-2020” thì mục tiêu số một chính là “Quy mô giáo dục được phát triển hợp lý…

Nói quy mô giáo dục phát triển là đã bao hàm số lượng trường lớp, ngành nghề, thầy cô, người đi học, và đội ngũ quản lý tăng lên; thế thì phải chú ý tới quản lý. Xuất phát từ hệ quả này, trong phần VII của CL, khi nêu ba giai đoạn của quá trình thực hiện thì giai đoạn một (2009-2010) bao gồm “cải cách hành chính triệt để trong hệ thống quản lý giáo dục từ trung ương đến địa phương”.

Như thế, việc Bộ GD-ĐT rót 5,5 tỉ đồng cho mục tiêu “đổi mới quản lý giáo dục…” đầu năm nay cho thấy Bộ đã trung thành với chiến lược của mình khi chọn ưu tiên là quản lý giáo dục, xem đây là “giải pháp mang tính đột phá”.

Điều này không khỏi cho ta băn khoăn. Muốn phát triển giáo dục thì tại sao không ưu tiên ở chất lượng? Chất lượng liên quan tới chương trình và tài liệu giáo dục. Thế nhưng CL của Bộ đưa chương trình và tài liệu giáo dục xuống giải pháp thứ tư, trong phần “Các giải pháp khác”. Phải chăng Bộ xem chúng không có tính đột phá như công tác quản lý? 

Câu hỏi này đã được Bộ trả lời rồi, vì theo phần VII (Tổ chức thực hiện), mãi tới giai đoạn hai (2011-2015) Bộ mới tập trung vào các trọng điểm như “Triển khai chương trình giáo dục mầm non mới, chuẩn bị chương trình giáo dục phổ thông mới đồng thời tăng cường sử dụng các chương trình đào tạo tiên tiến quốc tế ở các cơ sở đào tạo nghề nghiệp và đại học”.

Cách làm CL như trên cho thấy Bộ GD-ĐT đã thiếu nhất quán ngay từ đầu. Thật vậy, trong phần III nói về “Các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục”, thì Bộ xác định “giáo dục và đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức…”, và khẳng định “Điều này đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản về giáo dục từ nội dung…”. Nói như thế tức là đã hàm ngụ chương trình giáo dục nên là yêu cầu số một.

Ở đây có lẽ nên thông cảm cho sự thiếu nhất quán của Bộ. Mở đầu phần III, CL của Bộ liền nói rằng “Phát triển sự nghiệp giáo dục cần dựa trên một hệ thống triết lý”. Điều này không sai. Có được triết lý giáo dục rồi thì mới xác lập được chương trình giáo dục tốt và đúng. Thế mà Bộ đã định hình được triết lý giáo dục chưa?

Ta nhớ rằng sáng ngày 21-9-2007 Học viện Quản lý giáo dục thuộc Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội thảo khoa học đầu tiên bàn về “Triết lý giáo dục Việt Nam”. Thế nhưng, theo Tạp chí Cộng sản, “Hội nghị kết thúc, một định nghĩa cụ thể về triết lý giáo dục của Việt Nam vẫn chưa được nêu lên…”.

Để phát triển giáo dục Việt Nam mà ưu tiên chú trọng đổi mới quản lý như cách Bộ đang làm, e là không tránh khỏi có người suy nghĩ rằng tư duy của Bộ chưa phải là tư duy của các nhà giáo dục; trước sau Bộ vẫn bộc lộ mình chỉ là người chăm làm quản lý!

 

 

Số lần xem trang : 15058
Nhập ngày : 18-01-2010
Điều chỉnh lần cuối : 18-01-2010

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Giáo dục-Phát triển

  Bài giảng đầu tiên của Phật(07-12-2009)

  Nghiên cứu khoa học đặc biệt quan trọng trong giáo dục(24-08-2009)

  Truy tìm căn nguyên thói “háo danh” của trí thức(12-08-2009)

  Giáo dục và chiến lược phát triển kinh tế(20-07-2009)

  Hai mươi bảy nguyên tắc về phát triển bền vững(26-05-2009)

  Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam 2006-2020(09-03-2009)

  Chấn hưng nền giáo dục Việt Nam(04-02-2009)

  Việt Nam: Giáo dục đại học và kỹ năng cho tăng trưởng(30-01-2009)

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007