Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 319
Toàn hệ thống 2939
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

Cha Ông ta có câu Phi nông bất ổn, phi công bất hoạt, phi thương bất phú, phi trí bất hưng”. Như vậy, ngày xưa các cụ đã khẳng định: sự hưng thịnh của một quốc gia chính là dựa vào người tài. "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" cũng bởi lẽ đó.

Giáo dục là nền tảng cơ bản để hun đúc nên nhân tài, trong hệ thống giáo dục, bậc giáo dục đại học góp phần quan trọng. Tác giả Joseph Ben-David (2005) cho rằng nền khoa học của Đức phát triển mạnh là nhờ vào hệ thống tổ chức của các trường đại học Đức.
Trên thế giới, nhiều quốc gia phát triển nhờ có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến,  nhưng nếu "coi khoa học và kỹ thuật là động lực phát triển kinh tế, xã hội thì giáo dục là chìa khóa của khoa học và kỹ thuật" (Nguyễn Văn Tuấn, 2009).
"Giáo dục và chiến lược phát triển" là bài viết của GS. Nguyễn Văn Tuấn, một kiều bào Úc luôn trăn trở cho sự phát triển của giáo dục và sự hưng thịnh của nền kinh tế nước nhà. Bạn quan tâm xem tiếp.

 

Khoảng giữa năm 1998, trên Tạp san Science ( một tạp san khoa học quốc tế có ảnh hưởng thuộc vào hàng số một trên thế giới ) có một loạt bài bình luận và đánh giá về phát triển khoa học ở các nước Đông Nam Á. Trong loạt bài đó họ không dành có một chữ nào, thậm chí chữ “Việt Nam”, cho nước ta. Nhưng họ dành khá nhiều trang cho nhiều nước trong vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Mã Lai, và Nam Dương. Có lẽ còn mang chút tự ái vặt, tôi đã viết một lá thư ngắn phê bình việc làm này của Science, nhắc nhở họ rằng nước Việt Nam chưa bị xóa tên trên bản đồ thế giới, người Việt chúng ta vẫn còn có mặt ở Á châu, và có mặt trên trường khoa học quốc tế. Science đăng bài viết ngắn đó của tôi, và tôi đã nhận được hàng trăm lá thư khắp thế giới, đại đa số là thư từ các nhà khoa học Mỹ và Âu châu, gửi đến tôi để bày tỏ sự đồng cảm với tôi về bài báo đó. Họ cũng thắc mắc: Tại sao không có Việt Nam? Nhưng giữa chúng ta ở đây, tôi phải thú nhận là trong bài đó, tôi chẳng lấy gì làm tự hào, khi mà thành tích của ta còn quá khiêm tốn.

Trong ngành Y – Sinh học, trong khoảng 30 năm qua, số lượng bài báo khoa học do các nhà nghiên cứu từ Việt Nam công bố trên các tập san khoa học quốc tế chưa đến con số 300 bài! Đây là một con số rất khiêm tốn, nếu chúng ta so với các nước trong vùng như Thái Lan ( hơn 5210 bài ), Mã Lai ( hơn 2100 ), Singapore ( khoảng 7000 bài ) và Đài Loan ( khoảng 22600 bài ). Những con số này tính đến đầu năm 2000, nhưng đến nay thì vẫn chưa có gì cải tiến. Mới đây ( đầu năm 2006 ), tác giả Phạm Duy Hiển làm thống kê trong thời gian 1995 đến 2004, trung bình hàng năm giới nghiên cứu Y khoa Việt Nam công bố khoảng 1000 bài báo Y - Sinh học trong các tập san Y học trong và ngoài nước; trong số này chỉ có 5 bài trong các tập san y học quốc tế. Nói cách khác, chỉ có khoảng 0,5% nghiên cứu y học từ Việt Nam có mặt trên các diễn đàn y học quốc tế!

Vấn đề được đặt ra là tại sao sự hiện diện của chúng ta trên trường khoa học quốc tế còn quá khiêm nhường? Câu trả lời chắc sẽ rất nhiều, nhưng một điều khá hiển nhiên là sau nhiều năm chiến tranh, chúng ta thiếu cơ sở vật chất cho các nghiên cứu mang tính thực nghiệm, và số lượng nhà nghiên cứu chuyên nghiệp vẫn còn ít. Hai vấn đề này có nguồn gốc sâu xa từ chính sách đầu tư vào khoa học, và việc đào tạo.

Nhiều nghiên cứu kinh tế cho thấy mối tương quan giữa ngân sách quốc gia dành cho nghiên cứu khoa học và năng suất khoa học rất cao: những nước dành ngân sách cho nghiên cứu khoa học cao thường là những nước có nhiều thành tích khoa học; ngược lại, khi mức độ đầu tư vào khoa học giảm thì năng suất khoa học cũng giảm theo. Hiện nay, ai cũng biết ngân sách dành cho nghiên cứu khoa học của ta còn quá ít, và với một ngân sách eo hẹp, chúng ta không thể kỳ vọng một sự phát triển khoa học vượt bậc được. Do đó, một trong những biện pháp để tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học là tăng ngân sách nhà nước dành cho khoa học ngay từ bây giờ. Các công ty tư nhân cũng cần được khuyến khích để họ đầu tư vào nghiên cứu khoa học. Ở Úc, các công ty nào chịu đầu tư vào nghiên cứu khoa học đều được miễn một số lớn về thuế má.

Quá trình chuyển giao tri thức và công nghệ này tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có vấn đề phát triển. Thực vậy, một khâu quan trọng giữa nghiên cứu khoa học và ứng dụng các thành tựu nghiên cứu là phát triển. Thiếu khâu phát triển này sẽ kéo dài khoảng thời gian giữa nghiên cứu và ứng dụng, và có khi làm vô hiệu quả các kết quả nghiên cứu. Ở các nước nhỏ như Úc ( Australia ) và Tân Tây Lan ( New Zealand ) chẳng hạn, hoạt động nghiên cứu khoa học rất mạnh, nhưng vì thiếu khâu phát triển, nên một số lớn những thành tựu nghiên cứu của họ lại nằm trong tay các đại công ty thuộc các nước lớn hơn như Mỹ và Âu châu. Vì thế có người cho rằng các nước nhỏ này chỉ có R (Research, hay nghiên cứu) mà không có D (Development, hay phát triển). Điều này dẫn đến một hậu quả trầm trọng hơn là mất chất xám: hàng năm, Úc và Tân Tây Lan mất hàng ngàn nhà khoa học cho Mỹ và Âu châu vì họ không tìm thấy một môi trường để phát triển các sáng kiến của họ. Ở Việt Nam ta, tôi cảm thấy tình trạng này còn nghiêm trọng hơn: hệ thống phát triển còn quá nhỏ, yếu, và thiếu tổ chức; vì thế, thành tựu nghiên cứu vẫn chưa tìm được chỗ đứng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Hiện nay, số lượng chuyên viên nghiên cứu khoa học của ta còn quá mỏng và lão hóa. Theo thống kê, chỉ có 15% thầy cô đại học có học vị tiến sĩ ( một học vị cần thiết cho nghiên cứu khoa học độc lập ), và trong số mang hàm giáo sư, phần lớn ở độ tuổi 60 – 65. Với một lực lượng yếu như thế, không ngạc nhiên chúng ta chưa đủ khả năng để cạnh tranh trên trường quốc tế như là một tập thể. Trong khi đó thì số lượng sinh viên chịu dấn thân vào nghiên cứu khoa học còn quá ít, vì viễn ảnh về đồng lương dành cho các nhà khoa học quá khiêm tốn, nếu không muốn nói là quá nghèo nàn. Vì thế, ngay từ bây giờ nhà nước cần phải có chính sách thu tuyển nhân tài, nhất là giới trẻ, vào hoạt động khoa học và nghiên cứu khoa học. Cần phải khuyến khích sinh viên theo đuổi sự nghiệp khoa học, và biến nghiên cứu khoa học thành một nghề nghiệp hấp dẫn.

Nhưng muốn thu hút giới trẻ vào nghiên cứu khoa học thì chúng ta cần phải tạo điều kiện và cơ sở vật chất cho họ. Một nghiên cứu danh tiếng của Joseph Ben-David vài mươi năm trước đây cho thấy nền khoa học của Đức phát triển mạnh là nhờ vào hệ thống tổ chức của các trường đại học Đức. Các nước đang phát triển nhìn giáo dục như là một đòn bẩy phát triển kinh tế và xã hội, nhưng các nước đã phát triển thấy giáo dục là một phương tiện chiến lược để duy trì sự thống trị của họ trên trường quốc tế. Đối với các nước này, nhất là Mỹ, sau cuộc khủng hoảng dầu hỏa và sự cạnh tranh công nghiệp gay gắt tiếp theo đó, các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế đã nhận ra rằng họ đang bị mất dần sự độc quyền về công nghiệp nặng và kỹ nghệ xe hơi; do đó, muốn duy trì uy thế tối cao của họ trước đây, họ cần phải nắm độc quyền những "kỹ nghệ tri thức" ( knowledge-based industries ) như kỹ nghệ máy tính, điện tử, không gian, viễn thông, và công nghệ sinh học. Những kỹ nghệ này đặt trọng tâm vào nguồn vốn trí tuệ, mà giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học, là nguồn cung cấp chính.

Từ xưa tới nay, trình độ dân trí cao được xem là một biểu hiện về sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội của một quốc gia. Thực vậy, nếu coi khoa học và kỹ thuật là động lực phát triển kinh tế, xã hội thì giáo dục là chìa khóa của khoa học và kỹ thuật. Quá trình phát triển và tụt hậu của nhiều quốc gia khác trong mấy thập kỷ gần đây đã cho ta nhiều bài học. Cách đây 40 năm, Hàn Quốc và Algeria có nhiều chỉ tiêu kinh tế như nhau, nhưng chỉ 20 năm sau đó, Hàn Quốc đã bỏ xa Algeria, mặc dù Algeria có lợi thế tài nguyên hơn hẳn? Tại sao cùng là châu Á và ở trong những điều kiện giống nhau mà Singapore phát triển vượt lên các nước khác trong khu vực? Đành rằng mỗi nước có một hoàn cảnh khác nhau, nhưng xét cho cùng mấu chốt vẫn là con người. Thực tế cho thấy vấn đề khó khăn nhất đối với các nước chậm phát triển trên con đường vươn tới giàu mạnh chưa phải là vốn, kỹ thuật hay tài nguyên, mà là nhân tài - yếu tố thời nào cũng cần cho nền thịnh vượng của đất nước, đến thời văn minh trí tuệ ngày nay lại càng cần hơn bao giờ hết.

 

Xưa nay, nước nào phát triển bền vững cũng đều nhờ trước hết ở nội lực của mình. Nhưng nội lực của một nước không phải chỉ có tiền của hoặc sức lao động (những thứ này dễ thấy, dễ huy động, nhưng cũng mau cạn kiệt!) mà quan trọng hơn là phải phát huy được trí tuệ, tài năng sáng tạo ( vốn tiềm tàng, khó thấy hơn, nhưng có khơi dậy được nó thì mọi thứ khác mới phát triển tốt, nếu không sẽ là một sự lãng phí ghê gớm ). Vì vậy, nói tới nội lực, nên nghĩ nhiều hơn, nên nghĩ trước hết đến trí tuệ, tài năng, những nguồn chất xám chưa được giải phóng và khai thác. Không huy động được tiềm năng trí tuệ của bản thân ắt phải lệ thuộc vào trí tuệ kẻ khác và sẽ dễ dàng bị nhận chìm trong trào lưu toàn cầu hóa kinh tế đi đôi với cạnh tranh ác liệt là xu thế không đảo ngược của thế kỷ. Trong cuộc chiến để giành chỗ đứng xứng đáng với tầm vóc dân tộc trong một thế giới như vậy, chỉ có một chiến lược khả dĩ thành công, đó là dựa vào trí tuệ và tài năng để khắc phục những yếu kém khác. Như vậy, lẽ sống còn của dân tộc kêu gọi ta hãy chăm lo đào tạo, phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng và phát huy nhân tài. Một nền giáo dục có chất lượng là một nền giáo dục đáp ứng tốt cả ba yêu cầu về dân trí, nhân lực và nhân tài.

 

GS TS Nguyễn Văn Tuấn

Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Sydney, Australia

 

Số lần xem trang : 15000
Nhập ngày : 20-07-2009
Điều chỉnh lần cuối : 04-08-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Giáo dục-Phát triển

   Phúc âm từ Chị Út Oanh/Bác Út!(18-09-2022)

  Hè 2022 - Bàu cát trắng - Bàu sen(14-08-2022)

  Bình minh trên Mũi Né, Bình Thuận - Hè 2022(14-08-2022)

  Thắp hương đầu Xuân tại Sa Đéc!(15-02-2022)

  Câu chuyện “độp” xe đầu Xuân!(15-02-2022)

  (15-02-2022)

  Câu chuyện chiếc “xe độp” và “xe độp” là một hệ thống(15-02-2022)

  40 năm - Thương hiệu Cỏ May(13-11-2021)

  Người thầy không bục giảng nhân ngày 20-11-2020(20-11-2020)

  Bill Gates học để làm(05-06-2017)

Trang kế tiếp ... 1 2 3

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007