Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1152
Toàn hệ thống 1708
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

Angela Merkel: Sẽ tốt hơn nếu chúng ta sớm từ bỏ năng lượng hạt nhân.

 

Vietsciences-Phạm Việt  Hưng               05/04/2010

Nước Đức là nước có nền khoa học số 1 thế giới, đang đi tiên phong trên con đường ĐÁNH THỨC LƯƠNG TRI NHÂN LOẠI: Từ thảm hoạ kép động đất + hạt nhân ở Fukushima, những trí tuệ tinh tuý bậc nhất của nước Đức đang đặt vấn đề xét lại tư duy khoa học về năng lượng trong thế kỷ 21, mà thực chất là xét lại các thang bậc giá trị, xét lại sự thiếu hụt tính nhân bản trong nền văn hoá hiện đại.

 
Ngày 23/03 vừa qua, tờ Le Parisien ở Pháp loan báo Nữ thủ tướng Đức “Angela Merkel muốn đưa đất nước sớm ra khỏi năng lượng hạt nhân”. Bà nói: “Sẽ tốt hơn nếu chúng ta sớm từ bỏ năng lượng hạt nhân … Cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima tại Nhật Bản là một sự kiện làm đảo lộn thế giới và sẽ làm thay đổi thế giới”[1]. Trước đó, ngay từ hôm 15/03, khi động đất kéo theo sự cố hạt nhân Fukushima, ngay lập tức bà đã phản ứng trên lập trường bênh vực quyền sống của con người: “Mọi thứ sẽ được đánh giá lại. Nếu một nước phát triển cao như Nhật Bản với tiêu chuẩn an toàn khắt khe không thể ngăn chặn các hậu quả của điện hạt nhân trong động đất và sóng thần, thì điều này sẽ để lại hậu quả cho cả thế giới”[2].
 
 
Vâng, mọi thứ cần được đánh giá lại, vì cuộc chạy đua GDP và sức mạnh vật chất thuần tuý trên toàn thế giới đang đẩy loài người tới chỗ tự huỷ diệt. Hơn bao giờ hết, cần có nhiều tiếng nói của lương tri, như tiếng nói của nhà vật lý kiêm chính trị gia Angela Merkel, của nhà khoa học xuất sắc người Đức Hans Joachim Schellnhuber, chủ tịch Hội đồng tư vấn về thay đổi khí hậu toàn cầu, của GS Nguyễn Khắc Nhẫn ở Pháp, một trong những nhà khoa học trên thế giới hiểu rõ nhất về nguy cơ của năng lượng hạt nhân, và đặc biệt, của GS Nguyễn Văn Hiệu, nhà vật lý hạt nhân nổi tiếng của Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viên khoa học Việt Nam. Trong một bức thư vừa gửi cho bạn bè đồng nghiệp, GS Nguyễn Văn Hiệu nói: Từ đầu thế kỷ XX, trí tuệ Đức với sự phát minh Thuyết lượng tử Planck, Thuyết tương đối Einstein, và hàng loạt những phát minh của Heisenberg, Schrodinger... đã đưa trí tuệ Đức lên tầm cao nhất của trí tuệ loài người về thiên nhiên. Ngày nay Hoa Kỳ có nền khoa học công nghệ tiên tiến nhất, nhưng tư duy Đức về tương lai của cả nhân loại trên hành tinh của chúng ta vẫn đang ở đỉnh cao nhất của trí tuệ nhân loại. Tôi tiếc rằng mình đã già quá rồi, giá mà còn trẻ thì tôi quyết đi theo ông Hans Joachim Schellnhuber. Mong rằng sẽ có nhiều nhà khoa học trẻ VN dấn thân trên con đường khoa học mới đầy triển vọng mà ông Hans Joachim Schellnhuber đã chỉ ra cho chúng ta, vì tương lai đất nước ta và đóng góp vào kho tàng trí tuệ của nhân loại.
 
Đó là cảm xúc nồng nhiệt của GS Nguyễn Văn Hiệu khi ông đọc bài báo “Chúng ta đang cướp quá khứ và tương lai để nuôi hiện tại”[3] trên Tuổi Trẻ ngày 29/03/2011, trong đó giới thiệu tư tưởng khoa học đầy nhân bản của Hans Joachim Schellnhuber. Tư tưởng cao quý đó lộ rõ trong đoạn trích dưới đây.
Chúng ta cần một khế ước xã hội cho thế kỷ 21 để bảo chứng cho mong ước chung nhằm tạo ra công nghiệp bền vững. Chúng ta phải giải quyết dứt khoát một lần và cho tất cả, để có thể để lại cho thế hệ tương lai nhiều hơn là một di sản chỉ toàn những thảm họa hạt nhân và biến đổi khí hậu. Điều này cần có sự thấu cảm vượt lên không gian và thời gian. Để thúc đẩy điều này, quyền của các thế hệ tương lai cần phải được xem là quyền thiêng liêng …
Đó là một tiếng nói vĩ đại của lương tri, của trách nhiệm đối với tương lai hậu thế!
Những ai còn mắc bệnh tự phụ khoa học để coi thường những tiếng nói đầy lương tri nói trên thì xin hãy lắng nghe tiếng kêu cứu của chính người Nhật Bản trong cơn hoạn nạn hiện nay! Xin đừng nhầm lẫn tính kỷ luật, lòng dũng cảm, và nền công nghệ hạng nhất của Nhật Bản với thảm hoạ và khó khăn tầy trời mà họ đang phải gánh chịu. Ca ngợi tinh thần Nhật Bản là một việc cần làm, nhưng lo lắng và chia sẻ khó khăn với Nhật Bản là việc cần làm hơn.
 
Vâng, hãy đau nỗi đau của người dân Tchernobyl hôm qua và của người Nhật Bản hôm nay! Hãy lo cho các thế hệ tương lai trên toàn thế giới! GS Nguyễn Khắc Nhẫn ở Pháp đã bộc lộ nỗi lo lắng sâu sắc cho quê hương của ông, trước dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện nay: Vì sự sống còn của dân tộc, của những thế hệ con cháu sau này, tôi thiết tha đề nghị chính phủ Việt Nam rút lui có trật tự, cương quyết hủy bỏ chương trình điện hạt nhân ngay từ bây giờ, đúng thời, hợp lý, để tránh thảm họa cho đất nước. Các cơ quan trách nhiệm nên nghĩ đến sự an toàn của hàng chục, hàng trăm thế hệ con cháu, thay vì chạy theo những thế hệ lò 3, lò 4, không an toàn chút nào...”
Cần học một bài học đã rõ như ban ngày: Nếu một quốc gia giầu có, kỷ luật, văn minh, có chỉ số an toàn hạt nhân cao nhất thế giới như Nhật Bản mà còn rơi vào vòng khốn quẫn như hiện nay thì những nước kém phát triển, kém kỷ luât, kinh tế nghèo nàn sẽ rơi vào tình trạng khốn quẫn khủng khiếp đến thế nào nếu xẩy ra thảm hoạ kép thiên tai + hạt nhân? Và tại sao không cảnh giác với những thảm hoạ kép khác, như chiến tranh + hạt nhân hoặc khủng bố + hạt nhân? Ngạn ngữ có câu: “Không thể đùa với lửa”. Chẳng phải lò hạt nhân là lò lửa đáng kinh hãi nhất đó sao?
Chỉ có điếc mới không sợ súng!
Còn những ai có trai tim nhân bản và nhậy cảm đều biết rõ rằng “tình hình Fukushima đã trở nên rất nguy ngập”, như RFI vừa loan báo[4]:
Nhật Bản nhờ các tập đoàn Pháp giúp đối phó tai nạn hạt nhân
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Pháp Eric Besson vừa cho biết tập đoàn điện lực Tepco của Nhật xin các tập đoàn công nghiệp Pháp giúp đở. Theo Bộ trưởng Besson, tình hình tại Fukushima « rất nguy ngập ». Sáng nay, vùng Sendai lại bị dư chấn với cường độ 6,5 trên thang địa chấn kế Richter. Bộ Y tế Nhật chỉ thị cấm các trung tâm phân phối nước trên toàn quốc sử dụng nước mưa để đề phòng nhiễm phóng xạ.
Tập đoàn điện lực Tokyo Tepco khai thác khu nhà máy hạt nhân Fukushima đã kêu gọi sự giúp đỡ của các tập đoàn công nghiệp quốc gia Pháp như EDF, Areva và Cơ quan nguyên tử năng CEA. Tin này do Bộ trưởng Công nghiệp Pháp Eric Besson thông báo trên đài phát thanh Pháp RTL vào sáng nay. Ông cho rằng đây là một hành động tốt vì tình hình tại Fukushima « rất nguy ngập ».
 
Bộ trưởng Besson không cho biết rõ chi tiết yêu cầu của phía Nhật Bản. Theo AFP, tập đoàn hạt nhân Pháp Areva và công ty điện lực EDF cũng chưa biết nhu cầu xin trợ giúp của Tepco như thế nào. Điều chắc chắn là Nhật xin giúp thêm ngoài 130 tấn trang thiết bị đặc biệt, trong đó có một số robot có khả năng can thiệp thay người trong trường hợp xảy ra tai nạn hạt nhân, mà Pháp đã đưa sang Nhật cách nay hai hôm.
Tại chổ, một cơn chấn động ở cường độ 6,5 đã làm rung chuyển vùng Đông Bắc Nhật vào sáng nay, tuy nhiên không gây thiệt hại.
Hôm qua, chuyên gia của tập đoàn Tepco đã gây hoảng loạn do nhầm lẫn trong việc tính toán. Họ thông báo nồng độ phóng xạ tăng gấp 10 triệu lần hơn và sau đó phải triệu tập một cuộc họp báo để điều chỉnh bỏ bớt hai con số 0, kèm với lời xin lổi dân chúng.
17 ngày sau khi xảy ra thảm họa địa chấn, sóng thần và tai nạn hạt nhân, chính quyền Nhật bắt buộc phải chấp nhận thực tế khó khăn là không biết đến bao giờ thì mới làm chủ được tình hình.
 
Nước biển chung quanh Fukushima bị nhiễm phóng xạ đến 1850 lần mức bình thường, theo kết quả đo đạt hôm qua. Theo Reuters, một chuyên gia độc lập thuộc đại học Nam California, Hoa Kỳ, giáo sư Najmedin Meshkati dự đoán ít nhất phải « mất nhiều tuần lễ nữa mới có thể ổn định được tình thế ». Theo ông, một mình nước Nhật không thể đối phó nổi, mà phải cần đến Liên Hiệp Quốc do tình huống « nghiêm trọng hơn là phong tỏa không phận Libya ».
 
Phóng xạ iode đã lan rộng làm cho Bộ Y tế Nhật phải cấm sử dụng nước mưa. Trong khi đó, bang Massachusetts, ở bờ biển phía đông Hoa Kỳ ghi nhận có iode phóng xạ trong nước mưa, với tỷ lệ được xem « là không hại cho sức khỏe ».
 
Đã đến lúc tư duy của nhân loại cần phải vượt lên trên những tranh cãi luẩn quẩn về khoa học để trở về với giá trị cốt lõi của cuộc sống – giá trị nhân văn. Nhân văn là gì, nếu không phải là một nền văn hoá vì con người, vì SỰ SỐNG của con người, vì QUYỀN SỐNG của con người?
 
Sydney 30/03/2011
PVHg
 

Số lần xem trang : 15544
Nhập ngày : 05-04-2011
Điều chỉnh lần cuối : 06-04-2011

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  Nước Anh tuyên chiến với "nấm sát thủ"(29-10-2012)

  Thử nghiệm gạo biến đổi gene ở Trung Quốc(05-09-2012)

  Cây của Phật Tổ vẫn sống sau 2.500 năm(06-08-2012)

  Uganda lai tạo thành công giống chuối màu cà rốt (23-07-2012)

  Lần đầu xuất hiện rệp sáp bột hồng hại sắn ở VN(09-07-2012)

  Lần đầu tiên giải mã thành công bộ gene cà chua(01-06-2012)

  Ngô biến đổi gene khiến người Trung Quốc phân vân(22-02-2012)

  Pháp tố ngô biến đổi gene gây hại(22-02-2012)

  Làm sống lại loài hoa từ kỷ băng hà ở Nga(22-02-2012)

  CHÚC MỪNG NĂM MỚI(17-01-2012)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007