Phạm Văn Hiền Các nhà nghiên cứu nông nghiệp Nga vừa phát hiện ra phương pháp trồng và chăm sóc lúa mỳ bằng tia laser, thay thế việc sử dụng các loại phân bón hóa học vốn độc hại và tốn kém được áp dụng từ trước tới nay trong nông nghiệp. Đây là một tin vui cho không riêng cho nông dân Nga, mà cho cả nhân loại trên hành tinh, nếu sớm thành hiện thực.
Thử nghiệm ban đầu của các nhà nghiên cứu nông nghiệp ở Krasnodar, miền Nam nước Nga, cho thấy việc ứng dụng tia laser trong quá trình trồng lúa, giúp tăng năng suất lên gấp nhiều lần.
Nhà nghiên cứu Anton Didenko, thuộc Viện Bảo vệ Thực vật Nga, cho biết đất đai ở Krasnodar đang cằn cỗi, hậu quả của việc trồng lúa mỳ bằng công nghệ chuyên sâu sử dụng các hóa chất độc hại với khối lượng lớn.
Ông cho rằng áp dụng công nghệ laser sẽ giúp thay thế hoàn toàn chất hóa học. Lâu nay, sau khi phun hóa chất độc hại, người nông nhân nhận thấy có nhiều chim chết trong khu vực. Trong khi đó, việc sử dụng tia laser trong sản xuất nông nghiệp hoàn toàn vô hại đối với cả chim và người. Ngoài ra, tia laser có thể sử dụng không chỉ với các loại cây lương thực, mà còn có thể áp dụng với rau màu. Hơn nữa, hiệu quả sẽ cao hơn khi xử lý hạt giống và mầm.
Nhờ sử dụng tia laser, những bông lúa mạch đầu tiên xuất hiện sớm hơn 10 ngày so với phương pháp truyền thống, ngoài ra bộ rễ của cây sinh trưởng mạnh hơn và trưởng thành nhanh hơn, ông cho biết thêm.
Phương pháp laser được ứng dụng thông qua việc gắn một thiết bị trên máy kéo, tia laser sẽ tác động tới cây trồng khi máy kéo chạy xung quanh cánh đồng. Tia laser sẽ kích thích hệ miễn dịch của thực vật, tăng cường độ vững chắc của bộ rễ và tăng cường khả năng kháng bệnh của cây. Phương pháp sử dụng tia laser cũng giúp người nông dân tiết kiệm sức lao động và chi phí hơn rất nhiều.
Hiện phương pháp khoa học này đã được nhiều vùng nông nghiệp của Nga quan tâm và sẽ sử dụng trong thời gian tới.
Số lần xem trang : 15538 Nhập ngày : 03-07-2013 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Khoa học-Đời sống Phát hiện quả táo “phù thuỷ” với hai màu xanh, đỏ (28-09-2009) “Gạo mềm”… giúp giải quyết nạn đói (28-09-2009) Việt Nam sẽ có thực phẩm biến đổi gen năng suất cao(22-09-2009) Châu chấu có thể truyền virus cho gia súc(17-09-2009) Có thể sản xuất nhiên liệu diesel từ nấm(17-09-2009) Mất các giống cây trồng truyền thống(10-09-2009) Phát hiện thêm các loài mới tại Papua Niu Ghinê(10-09-2009) Phát hiện gen chống cỏ dại ký sinh Striga ở cây đậu mắt đen(10-09-2009) Điện từ nước biển - một phát minh mới(05-09-2009) Sự nóng lên của trái đất: Mùa màng bị huỷ hoại? (03-09-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
|