Phạm Văn Hiền Con người là nguồn lực vô cùng quý báu cho sự phát triển đất nước, hiện nay hệ thống giáo dục và đào tạo Việt Nam đang nổ lực đào tạo trình độ học vấn cho người học ở các bậc học khác nhau; một sự mong đợi chủ trương “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (NQ 29/NQ TW)” đi vào đời sống của nền giáo dục để tạo ra những con người “vừa hồng vừa chuyên”;
Hiện nay trên diễn đàn truyền thông đang quan tâm nhiều đến đổi mới sách giáo khoa (dự kiến 778 tỷ đồng), tức chú trọng nhiều đến chuyên môn, còn vấn đề "Tiên học lễ, hậu học văn", đào tạo đạo đức, nhân cách sống, kỷ năng làm việc để trờ thành con người tốt?
Bài viết "Yếu tố phát triển đất nước là đạo tạo ra con người tốt" của tác giả Ngô Khôn Trí là câu chuyện kể hàm chứa quan điểm đào tạo ra con người tốt, Quý bạn quan tâm giáo dục cùng đọc để thêm thông tin suy ngẫm về nền giáo dục nước nhà.
Yếu tố phát triển đất nước là đào tạo ra con người tốt
Một anh bạn ở Montréal thường gởi những bài viết nói về nước Nhật cho tôi vì biết tôi đã từng sống ở Nhật trên 18 năm. Cách đây mấy hôm anh chuyển lại cho tôi 1 mail nói về những điều thú vị cần học hỏi từ Nhật Bản. Trong đó có 2 phần chính, phần đầu ca ngợi chế độ giáo dục đào tạo con người của Nhật Bản, phần thứ hai nói về việc kiểm soát chặt chẻ đối với người Hồi giáo cư trú tại Nhật (có phần không đúng sự thật). Đọc 2 điều này tôi liên tưởng đến ông Nakazone Yasuhiro, là vị cựu Thủ tướng của nước Nhật vào thời gian mà tôi còn đang sinh sống tại Nhật.
Ông có phát biểu 2 câu mà tôi còn nhớ tời bấy giờ là :
-Muốn xây dựng đất nước, điều trước tiên là phải đào tạo ra con người tốt .
-Nước Nhật phát triển nhanh chóng được như ngày hôm nay là nhờ thuần chủng.
Nhân dịp này, tôi tìm hiểu thêm về ông và những mối bang giao của nước Nhật với Trung Quốc, Nam Hàn và Philippines trong thời ông làm Thủ tướng.
Ông sinh ngày 27/5/1918, tốt nghiệp đại học Tokyo ngành chính trị khoa luật, ông đã chứng kiến quả bom nguyên tử rơi xuống Hỉroshima (6/8/1945), lúc ấy ông là thiếu tá hải quân. Năm 1947, ông là người trẻ nhất được bầu vào Hạ viện Nhật lúc mới có 29 tuổi. Năm 1951, ông đã gởi cho Thống tướng Mac Arthur lá thư 28 trang chỉ trích việc chiếm đóng của Hoa Kỳ là một hành động vô liêm sỉ. Năm 1955 ông thúc giục chính phủ cung cấp 14 triệu đô la cho bộ Khoa học Kỹ thuật để bắt đầu nghiên cứu nguyên tử lực.
Ông là một chính trị gia Nhật Bản có ảnh hưởng lớn đối với nước Nhật . Trong thời gian giữ chức Thủ tướng nước Nhật (11/1982-11/1987), ông đã đi thăm nhiều quốc gia để mở rộng quan hệ ngoại giao và thương mại, tìm thị trường mới tiêu thụ hàng hoá của Nhật, giảm lệ thuộc vào thị trường Mỹ và cũng để nâng cao vị thế của Nhật như là 1 lãnh đạo về sức mạnh kinh tế thế giới nhầm tìm ra thế cân bằng quyền lực đối với Mỹ. Ông đã tăng chi phí quốc phòng, tăng phần đóng góp của Nhật cho việc phòng vệ của nước mình và giảm hàng rào thương mại đối với hàng hoá của Mỹ (để giảm áp lực từ Mỹ?). Ông đã cải thiện quan hệ với Trung Quốc, Nam Hàn và các nước Á châu.
Vào tháng 11/1984, ông đi thăm Trung Quốc nhân dịp lễ kỷ niệm 12 năm lập quan hệ ngoại giao Nhật -Trung, bởi vì chính phủ Trung Quốc đang sắp xếp chuyến du lịch Trung Quốc cho 3000 thanh thiếu niên Nhật. Trong chuyến thăm này, con trai của ông Hirofumi Nakasone có đi chung với con gái của Tổng thư ký của đãng cộng sản Trung Quốc Hu Yaobang. Ông Hu đã phát biểu rằng ông Nakasone giống như 1 nhân vật anh hùng xuất hiện trong "Tam quốc chí diễn nghĩa", có tầm nhìn xa và độ lượng, là 1 người bạn giống như anh em. Mối quan hệ giữa 2 nhà lãnh đạo trở nên thân thiện nên khi trở lại thăm Trung Quốc lần thứ 2 vào tháng 11 năm 1986, ông Nakasone đã tuyên bố 1 chương trình giao lưu thân hữu dành cho những người trẻ của 2 nước Nhật-Trung là sẽ mời 500 người trẻ Trung Quốc tới Nhật ở 5 năm kể từ năm 1987.
Tháng 9 năm 1986, nhân dịp ông đến thăm Seoul để tham dự lễ khai mạc Asian Games theo lời mời của Tổng thống Chun. Nhật đã đồng ý nhận 139 thực tập viên của Nam Hàn để đào tạo thành kỹ sư. Khác với Trung Quốc, Nam Hàn không những đã gởi nhiều thực tập sinh qua Nhật để học hỏi kỹ thuật mà còn nghiên cứu và học hỏi nhiều mặt của nước Nhật, nhất là ngành giáo dục. Tại các trường trung học, tiếng Anh là ngoại ngữ thứ nhất, tiếng Nhật là ngoại ngữ thứ hai được chọn hàng đầu rồi mới đến tiếng Hoa, Đức, Pháp.
Thủ tướng Nakasone cũng đã đi gặp Tổng thống Corazon Aquino của Philippines để bàn về kế hoạch hỗ trợ kinh tế, phát triển thương mại, đầu tư lớn và du lịch giữa 2 nước. Nhật muốn dùng địa bàn Philippines để sản xuất hàng rẻ tiển (?).
Trong lúc đi thăm Philippines,(nếu không lầm) ông có phát biểu : "Muốn xây dựng đất nước, điều trước tiên là phải đào tạo con người tốt " và ông cũng có nói thêm rằng : "Nếu các nước cần ông sẽ giúp chia sẻ kinh nghiệm" . Hình như chỉ có Nam Hàn là nghe theo. Còn các nước khác hầu như không có sự quan tâm cho mấy về đề tài này?
Hiện nay, Quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản trở nên tốt và mở rộng trên nhiều lĩnh vực vì Nhật cần VN như là 1 đồng minh tốt và đủ mạnh để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc và cũng để tranh giành ảnh hưởng với Nam Hàn. Đây là một cơ hội rất tốt cho Việt Nam mình. Nếu như chúng ta biết được yếu tố quan trọng để phát triển đất nước là đào tạo ra con người tốt thì nên để tâm nhiều hơn về cách giáo dục trẻ em ở nhà trường của Nhật Bản, thay vì chỉ lo gởi thực tập viên đến Nhật để được đào tạo thành kỹ sư biết cách sử dụng các máy móc của nhà máy nguyên tử, gởi thật nhiều y tá qua giúp các bệnh viện Nhật đang thiếu nhân viên trầm trọng để có thêm ngoại tệ.
Khác với Trung Quốc, Nam Hàn đã biết tận dụng cơ hội khi có quan hệ tốt với Nhật, không chỉ học hỏi những tiến bộ khoa học kỹ thuật của Nhật mà còn học cách giáo dục đào tạo con người tốt. Nếu như Việt Nam mình không có cái nhìn chiến lược lâu dài là phải cải tổ tận gốc ngành giáo dục để có thể đào tạo ra 1 tầng lớp học sinh, sinh viên tốt như nước Nhật hay Nam Hàn thì mãi mãi chúng ta sẽ không bao giờ bắt kịp được họ .
Montréal, ngày 31/10/2014 (lễ Halloween 7 độ C)
Ngô Khôn Trí Số lần xem trang : 15020 Nhập ngày : 01-11-2014 Điều chỉnh lần cuối : 01-11-2014 Ý kiến của bạn về bài viết này
Giáo dục-Phát triển Bài giảng đầu tiên của Phật(07-12-2009) Nghiên cứu khoa học đặc biệt quan trọng trong giáo dục(24-08-2009) Truy tìm căn nguyên thói “háo danh” của trí thức(12-08-2009) Giáo dục và chiến lược phát triển kinh tế(20-07-2009) Hai mươi bảy nguyên tắc về phát triển bền vững(26-05-2009) Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam 2006-2020(09-03-2009) Chấn hưng nền giáo dục Việt Nam(04-02-2009) Việt Nam: Giáo dục đại học và kỹ năng cho tăng trưởng(30-01-2009)
|