Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 919
Toàn hệ thống 1445
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

Tuần sau em tham gia phỏng vấn sẽ cố gắng chọn thêm nhiều nhiều em đúng di nguyên của Anh nghe! - Lòng tự nhủ và nhớ về Anh!  Chúng ta cùng đọc bài viết "Doanh nhân Phạm Văn Bên và nụ cười "để gió cuốn đi", cùng chia sẻ để cùng tri ân khắc ghi Một nhân cách đã "để gió cuốn đi".

 

 (Dân trí) - Trong khi xã hội còn có những kẻ “ăn không từ thứ gì của dân”, “bán không từ thứ gì của nước”, tham lam vơ vét từ đất đai, sắt thép cho đến cả bát cơm, tấm áo của người nghèo thì vẫn còn nhiều, rất nhiều những trái tim nhân ái bao la, chia sẻ vì cộng đồng và vì một nước Việt Nam giàu mạnh

 
(Cố doanh nhân Phạm Văn Bên)

(Cố doanh nhân Phạm Văn Bên)

Đã từ lâu, mỗi lần nghe ca khúc của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm chi em biết không ? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi”, mình cứ tự nhủ, nếu như cái “tấm lòng” ấy mà “để làm gì đó” thì đâu có ý nghĩa, đâu còn là Trịnh Công Sơn. Cái hay, cái đẹp, cái “tấm lòng” cần có ấy nằm ở chỗ “để gió cuốn đi” vô tư, không vụ lợi.

Và tấm lòng của Doanh nhân Phạm Văn Bên là như thế.

Cách đây hơn một năm (5/2015), Doanh nhân Phạm Văn Bên đã bỏ ra gần 40 tỉ đồng để xây dựng khu ký túc xá hiện đại, có sức chứa 432 sinh viên tại khuôn viên Trường Đại học Nông lâm, TP Hồ Chí Minh. Ngoài việc đầu tư kinh phí xây dựng KTX, mỗi năm Doanh nghiêp Cỏ May của ông Bên dự kiến dành khoảng 20 tỉ đồng/năm để đóng học phí, lo ăn ngày ba bữa, tổ chức dạy tiếng Anh, tin học, kỹ năng mềm cho toàn bộ sinh viên được chọn vào ở KTX này trong suốt thời gian học.

Doanh nghiệp Cỏ May có bảy công ty chuyên sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, lương thực, trong đó năm công ty đóng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Hai công ty khác là Cỏ May Phú Quốc kinh doanh lĩnh vực du lịch và Cỏ May Singapore (văn phòng tại Singapore) kinh doanh, phân phối sản phẩm gạo cao cấp Nosavina sản xuất tại nhà máy ở Sa Đéc.

Lý do xây dựng ký túc xá này được ông Bên trao đổi với báo chí, rằng: “Tuổi thơ của tui không được học hành đàng hoàng như người khác, nên bây giờ tui muốn giúp sinh viên nghèo quẳng đi gánh lo cơm áo gạo tiền hằng ngày mà chú tâm vào chuyện học mà thôi. Chỉ có như vậy các em mới có thể học thành tài để sau này phụng sự đất nước…

Tui xây KTX cho sinh viên nghèo để vừa lo cho các em học thành tài, vừa quan tâm dạy dỗ các em về đạo làm người, về tình thương giữa người và người, và trên hết là tình yêu cùng trách nhiệm đối với đất nước, với dân tộc. Đó cũng là cách tui trả ơn cuộc đời này”. Đó là những tâm sự của ông Phạm Văn Bên.

Ngày 11/9 vừa qua, ký túc xá Cỏ May (P.Linh Trung, Q.Thủ Đức, TP.HCM) đã đón những sinh viên đầu tiên vào ăn ở miễn phí trong niềm vui vô tận của mọi người. Bà Nguyễn Ngọc Oanh - vợ ông Phạm Văn Bên mừng như người mẹ đón đàn con cháu trong ngày đại sự.

Từ những ngày trước, bà đã đến để đón sinh viên và giúp các em làm thẻ KTX cũng như chuẩn bị từng phần chiếu, chăn, gối, ghế học... tặng các em với niềm vui “hệt như con cháu mình tụ về vậy”. Vẫn còn có một điều day dứt với bà Oanh, đó là bởi KTX chỉ nhận được 216 sinh viên/400 nguyện vọng.

Tuy nhiên từ sâu thẳm, trong niềm vui vô tận hôm nay, trong lòng người đàn bà nhân hậu Nguyễn Ngọc Oanh chắc vẫn giấu đi một nỗi buồn, đó là sự vắng mặt của người chồng thân yêu. Tháng 4/2016 vừa qua, Doanh nhân Phạm Văn Bên đã mất vì bệnh ung thư được phát hiện từ 12 năm trước.

Xin ngàn lần cám ơn Doanh nhân Phạm Văn Bên – Nguyễn Ngọc Oanh và gia đình.

Việc làm của ông bà và gia đình không chỉ giúp cho hàng trăm sinh viên mỗi năm thỏa ước nguyện của mình để sau này cống hiến cho quê hương, đất nước mà còn tạo cho chúng tôi một niềm tin vô bờ bến vào tình yêu thương và lòng nhân hậu.

Trong khi xã hội còn có những kẻ “ăn không từ thứ gì của dân”, “bán không từ thứ gì của nước”, tham lam vơ vét từ đất đai, sắt thép cho đến cả bát cơm, tấm áo của người nghèo thì vẫn còn nhiều, rất nhiều những trái tim nhân ái bao la, chia sẻ vì cộng đồng và vì một nước Việt Nam giàu mạnh.

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm chi em biết không ? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi”. Chắc giờ đây trên thiên đàng, linh hồn của ông Phạm Văn Bên vô cùng thanh thản và phảng phất nụ cười “để gió cuốn đi”...

Chúng ta hãy cùng nhau gửi thư (comment) dưới bài viết này để cám ơn gia đình ông Bên và cầu chúc cho hương hồn ông nơi chín suối, các bạn nhé.

Bùi Hoàng Tám

Số lần xem trang : 15043
Nhập ngày : 16-09-2016
Điều chỉnh lần cuối : 16-09-2016

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Giáo dục-Phát triển

  Đêm cuối năm tại KTX Cỏ May(04-01-2017)

  100 ngày Anh Phạm Văn Bên - Cỏ May(14-07-2016)

  Thầy Cô - Mặt đất(24-11-2015)

  60 năm Xây dựng và Phát triển(23-11-2015)

  Vài hình ảnh và clip về Ký túc xá Cỏ May - ông Phạm Văn Bên(22-04-2015)

  Phạm Văn Bên - Doanh nhân có “trái tim” nhân hậu(21-04-2015)

  Yếu tố phát triển đất nước là đào tạo ra con người tốt(01-11-2014)

  Những chuyện khó tin trong nghiên cứu khoa học ở VN(13-04-2014)

  Thông báo khóa học “Phương pháp viết bài báo khoa học và công bố quốc tế”(13-04-2014)

  Mười đặc điểm của trường Đại học nghiên cứu hiện đại(18-12-2013)

Trang kế tiếp ... 1 2 3

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007