Phạm Văn Hiền Đề tài đã xác định được 4 hệ thống cây trồng hàng năm hợp lý, mang lại hịêu quả kinh tế cao cho vùng đồng bào dân tộc tại hai huyện Xuân Lộc và Cẩm Mỹ thuộc tỉnh Đồng Nai
TÓM TẮT
Học viên: Võ Văn Phi K2003-2006
HDKH: PGS.TS. Phạm Văn Hiền
Đề tài “Cải thiện hệ thống cây trồng ngắn ngày vùng đồng bào dân tộc huyện Xuân Lộc và Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai” được thực hiện từ tháng 5/2005 đến 3/2006. Mục tiêu đánh giá và thử nghiệm hệ thống cây trồng ngắn ngày, xác định mô hình hợp lý để đưa vào cải thiện hệ thống cây trồng ngắn ngày trên từng vùng dân tộc tại 4 xã thuộc huyện Xuân Lộc và Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
Phương pháp PRA, phỏng vấn bằng phiếu 135 nông hộ và thí nghiệm diện rộng 4 mô hình được áp dụng. Kết quả đề tài ghi nhận như sau:
- Phân tích hiện trạng tự nhiên, kinh tế nông hộ và hệ thống canh tác cây trồng cạn. Nông dân xếp hạng chọn lựa vấn đề cần giải quyết đã đề nghị 4 mô hình cần thử nghiệm đưa vào hệ thống cây trồng ngắn ngày tại 4 xã.
- Mô hình bắp - bông tại xã Sông Rây, huyện Cẩm Mỹ có lợi nhuận (6,9 tr.đ/ha/năm) cao hơn mô hình bắp - bắp của nông dân (5,8 tr.đ/ha/năm). Cây bông sinh trưởng tốt, môi trường đất không bị ảnh hưởng xấu.
- Mô hình bắp - đậu nành tại xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc và xã Sông Rây, huyện Cẩm Mỹ có lợi nhuận (8,9 – 11 tr.đ/ha/năm) cao hơn so với đối chứng bắp - bắp của nông dân (6,5 tr.đ/ha/năm). Cây đậu nành sinh trưởng tốt, môi trường đất được cải thiện đáng kể, nhất là hàm lượng hữu cơ (giàu: 6,7 %).
- Mô hình bắp - nghệ tại xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ có lợi nhuận (13,4 tr.đ/ha/năm) cao hơn mô hình đối chứng bắp- bắp (6,5 tr.đ/ha/năm). Cây nghệ sinh trưởng tốt, môi trường đất không bị ảnh hưởng xấu.
- Mô hình lúa- lúa- bắp tại xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc có lợi nhuận (15,69 tr.đ/ha/năm) cao hơn đối chứng độc canh lúa 3 vụ của nông dân (7,5 tr.đ/ha/năm). Cây bắp sinh trưởng tốt, môi trường đất không thay đổi.
Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho Trung tâm Khuyến nông tỉnh nhân rộng các mô hình cải tiến cây trồng ngắn ngày cho nông dân các vùng khác trong tỉnh Đồng Nai.
SUMMARY
The thesis on Improving Annual Cropping Systems of Ethnic Minority in Xuan Loc and Cam My Districts had studied form May, 2005 to March, 2006. The thesis’s object aimed an assessment and treatment annual cropping systems, to determine suitable model to transfer farming systems of minority people in Xuan Loc and Cam My districts, Dong Nai province. PRA method, interview 135 farmers by questionnaires and four large experiments had applied. The results of the research have showed that:
- The analysis of natural actuality, economic of household and annual cropping systems, farmers have ranked matrix of problem and suggested to select four trial patterns to transfer to annual cropping systems in four communes.
- The pattern Maize- Cotton in Song Ray commune, Cam My district got profit (6.9 million VND/ha/year) higher than pattern Maize- Maize of farmer (5.8 million VND/ha/year). The Cotton had good grown and not impacted bad to soil environment.
- The pattern of Maize- Soybean in Xuan Phu commune, Xuan Loc district and Song Ray commune, Cam My district had profit (8.9-11 million VND/ha/year) higher than the model Maize-Maize of farmer (6.5 million VND/ha/year). The Soybean has good grown and improved to soil environment, especially humid index.
- The pattern Maize – Curcuma in Xuan Tay commune, Cam My district got profit (13.4 million VND/ha/year) higher than Maize-Maize (6.5 million VND/ha/year). The curcuma has good grown and not impacted bad to soil environment.
- The pattern Rice-Rice-Maize in Xuan Hung commune, Xuan Loc district had profit (15.6 million VND/ha/year) higher than three season of rice monoculture (7.5 million VND/ha/year). The maize grown good and nutrition of soil not change after research.
This result of the thesis was database and model for Dong Nai Agricultural Extension Center that will extend to other annual cropping systems sites of Dong Nai province.
Số lần xem trang : 14984 Nhập ngày : 18-03-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Chia sẻ dạy & học Seminar Hệ thống nông nghiệp K2008(22-04-2009) Đánh giá khả năng thích nghi, xác định mật độ và thời điểm thu hoạch thích hợp cho cây cải dầu (Brassica napus L.) tại Lâm Đồng(01-04-2009) Đánh giá hệ thống canh tác lúa -đậu nành, lúa-đậu xanh và thí nghiệm thâm canh đậu nành, đậu xanh tại Ô Môn-Cần Thơ, Chợ Mới-An Giang và Lấp Vò-Đồng Tháp(18-03-2009) Tuyển chọn giống mía nhập nội có nguồn gốc từ Thailand(05-03-2009) Tuyển chọn giống mía năng suất cao, chất lượng tốt bổ sung vào cơ cấu mía tỉnh Sóc Trăng(05-03-2009) Tuyển chọn giống mía mới từ nguồn gốc nhập nội cho ba vùng mía trọng điểm phía Nam(18-03-2009)
|