Phạm Văn Hiền Nhu cầu ngày càng cao về những nghiên cứu tạo ra kỹ thuật mới, cải tiến giống cho hạt, những thích ứng trước thay đổi khí hậu, chiến thắng bệnh tật, côn trùng để tạo ra lương thực thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn. Thế giới cần phải có một làn sóng cách mạng xanh mới.
Richard G. Lugar và Norman Borlaug đã viết bài này trên tạp chí Washington Times ngày 15-4, 2009. Thế giới này đang không sản xuất đủ lương thực, và nhiều gia đình nghèo không thể mua lương thực. Có khoảng hơn một tỷ người, chiếm 1/6 dân số toàn cầu ăn không đủ no. Khủng hoảng lương thực toàn cầu nổ ra từ năm ngoái khi giá lương thực tăng đột biến. Sự náo loạn đã xảy ra tại 19 quốc gia từ Bangladesh cho tới Ai Cập. Nổ lực nhằm gia tăng gấp đôi sản lượng lương thực đã tàn phá nhiều cánh rừng, tạo ra hậu quả về môi sinh học tại chổ. Nông dân phải trồng cây có năng suất cao hơn, yêu cầu một sự đầu tư thích đáng về cơ sở hạ tầng và kỹ thuật nông nghiệp mới. Nạn đói và những bệnh tật có liên quan do sự bất ổn lương thực là thảm kịch cho nhân loại. Ước chừng 25.000 người chết mỗi ngày do hiện tượng khiếm dưỡng. Trẻ em bị đói sẽ hứng chịu những điều tồi tệ nhất, tỉ suất sinh giảm, cơ thể bị giảm chiều cao, sự phát triển về nhận thức rất kém. Hơn nữa, chính đói kém như vậy là yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoà bình và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Sau cách mạng xanh của thập niên 1960 và thập niên 1970, người ta dường như thoả mãn đã giải quyết được nạn đói của thế giới, tuyên bố chiến thắng được nó và buông xuôi sự cảnh giác. Vào năm 2007, các nước giàu có chỉ đầu tư 4% trợ cấp hải ngoại cho nông nghiệp. Tại Châu Phi, viện trợ từ nước ngoài vào nông nghiệp đã giảm từ 4,1 tỷ USD trong năm 1989 xuống còn 1,9 tỷ USD trong năm 2006. Sản lượng bắp trên đầu người của Châu Phi rơi xuống con số 14% từ 1980 (ghi chú: bắp là cây lương thực quan trọng nhất ở đây). Nhu cầu ngày càng cao về những nghiên cứu tạo ra kỹ thuật mới, cải tiến giống cho hạt, những thích ứng trước thay đổi khí hậu, chiến thắng bệnh tật, côn trùng để tạo ra lương thực thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn. Thế giới cần phải có một làn sóng cách mạng xanh mới. Đạo luật “Lugar-Casey Global Food Security”, S. 384, ban hành trong tháng Hai này có thể giúp chúng ta phát triển nội dung nói trên. Uỷ Ban Các mối quan hệ nước ngoài (Foreign Relations Committee) đã chấp thuận đạo luật này vào ngày 1-4-2009, và nó đang được đệ trình lên Thượng Nghị Viện Hoa Kỳ. Như vậy có khả năng Hoa Kỳ sẽ cho phép khoản tiền viện trợ nông nghiệp nước ngoài vì chiến lược an ninh lương thực là 10 tỷ đô la cho kế hoạch 5 năm. Xem chi tiết
http://www.washingtontimes.com/news/2009/apr/05/a-new-green-revolution Số lần xem trang : 15551 Nhập ngày : 17-04-2009 Điều chỉnh lần cuối : 21-04-2009 Ý kiến của bạn về bài viết này
Khoa học-Đời sống Phát hiện loại nấm giúp lúa lớn nhanh(23-11-2005) Cấy hạt 'thóc 3.000 năm"(28-05-2010) Hạt lúa 3000 năm nẩy mầm?(24-05-2010) Dân hoảng loạn vì rắn độc lạ bò về đầy làng(13-04-2010) Đưa ong mật lên sao Hỏa(13-04-2010) Cây thuốc lá có thể thay thế xăng(31-03-2010) 16% diện tích lúa đông xuân vùng đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị nhiễm mặn nặng(25-03-2010) Chiến lược phát triển ngành điều đến năm 2020: Giữ vị trí xuất khảu số 1(24-03-2010) Châu Âu sẽ không còn bướm?(19-03-2010) Hội nghị cây trồng biến đổi gen trên thế giới(08-03-2010) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
|