Trang web PHAN VĂN TỰ

Trang chủ ĐHNL | Trang nhất | Sơ đồ trang | TTNC&ƯDCN Địa chính | Lịch làm việc | Sinh viên | Hình ảnh | Điểm thi | E-mail Giáo viên | E-mail Sinh viên |
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 11
Toàn hệ thống 6692
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết


Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  PHAN VĂN TỰ

DỰ THẢO

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN
ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 21)

I. Những vấn đề chủ yếu của phát triển bền vững

Phát triển bền vững là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới năm 1992 ở Rio de Janerio, các nhà hoạt động về kinh tế, xã hội, môi trường cùng với các nhà chính trị đã thống nhất về quan điểm phát triển bền vững, coi đó là trách nhiệm chung của các quốc gia, của toàn nhân loại và đồng thuận thông qua tuyên bố Rio gồm 27 nguyên tắc cơ bản về Phát triển bền vững và Chương trình Nghị sự 21, xác định các hành động cho sự phát triển bền vững của toàn thế giới trong thế kỷ thứ 21. Đây là những nguyên tắc chung nhất để các quốc gia có thể vận dụng vào việc xây dựng các nguyên tắc phát triển bền vững cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội và thể chế chính sách riêng của nước mình, sau Hội nghị này nhiều nước đã xây dựng Chương trình Nghị sự 21 quốc gia.

 Phát triển bền vững là sự phát triển hài hoà cả về 3 mặt: Kinh tế - Xã hội - Môi trường để đáp ứng những nhu cầu về đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại, gây trở ngại đến khả năng cung cấp tài nguyên để phát triển kinh tế - xã hội mai sau, không làm giảm chất lượng cuộc sống của các thế hệ trong tương lai.

Hay nói một cách khác: muốn phát triển bền vững thì phải cùng đồng thời thực hiện 3 mục tiêu: (1) Phát triển có hiệu quả về kinh tế; (2) Phát triển hài hòa các mặt xã hội; nâng cao mức sống, trình độ sống của các tầng lớp dân cư và (3) cải thiện môi trường môi sinh, bảo đảm phát triển lâu dài vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau. 

Hòa nhập với cộng đồng Quốc tế, trong quá trình đổi mới kinh tế và xã hội, phát triển bền vững với những nội hàm phát triển toàn diện và có hiệu quả về kinh tế,  đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường luôn luôn là mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ kế hoạch của đất nước..

Đại hội Đảng lần thứ IX đã thông qua mục tiêu chiến lược 10 năm  (2001-2010) mà nội dung tập trung vào những nhân tố phát triển bền vững: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân. Tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản. Vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.

Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc đã đề ra và thực hiện cam kết quốc tế về phát triển bền vững, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam” (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam).

Đây là chiến lược khung, bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm bảo đảm phát triển bền vững đất nước trong thế kỷ 21.

 Định hướng chiến lược về phát triển bền vững ở Việt Nam nêu lên những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt, đề xuất những chủ trương, chính sách, công cụ pháp luật và những lĩnh vực hoạt động ưu tiên để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Với những định hướng chiến lược phát triển dài hạn, văn bản Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam sẽ thường xuyên được xem xét, bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển, cập nhật những kiến thức và nhận thức mới nhằm hoàn thiện hơn về con đường phát triển bền vững ở Việt Nam.

Trên cơ sở hệ thống kế hoạch hoá hiện hành, văn bản Định hướng chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam tập trung vào những hoạt động ưu tiên cần được triển khai thực hiện trong 10 năm trước mắt mà trong Văn bản Chiến lược Định hướng Chiến lược phát triển bền vững đã xác định như sau:

Mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế:

- Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định trên cơ sở nâng cao không ngừng tính hiệu quả, hàm lượng khoa học-công nghệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường.

- Thay đổi mô hình và công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng theo hướng sạch hơn và thân thiện với môi trường.

- Thực hiện quá trình "công nghiệp hoá sạch".

- Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững.

- Phát triển bền vững vùng và xây dựng các cộng đồng địa phương phát triển bền vững.

Mục tiêu phát triển bền vững về xã hội:

- Tập trung nỗ lực để xoá đói, giảm nghèo, tạo thêm việc làm.

- Tiếp tục hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số, giảm bớt sức ép của sự gia tăng dân số và tình trạng thiếu việc làm.

- Định hướng quá trình đô thị hoá và di dân nhằm phân bố hợp lý dân cư và lực lượng lao động theo vùng, bảo vệ môi trường bền vững ở các địa phương, trước hết là các đô thị.

- Nâng cao chất lượng giáo dục để nâng cao dân trí, trình độ nghề nghiệp thích hợp với yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước.

- Phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, cải thiện các điều kiện lao động và vệ sinh môi trường sống.

Mục tiêu Phát triển bền vững trong lĩnh vực tài nguyên - môi trường

- Sử dụng hợp lý, bền vững và chống thoái hoá tài nguyên đất.

- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên khoáng sản.

- Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước.

- Bảo vệ môi trường và tài nguyên biển, ven biển, hải đảo.

- Bảo vệ và phát triển rừng.

- Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp.

- Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại.

- Bảo tồn đa dạng sinh học.

- Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu, góp phần phòng, chống thiên tai.

          II. Nội dung chính của Chương trình hành động:

Để thực hiện được mục tiêu và các hướng ưu tiên đã nêu ra trong Chiến lược phát triển bền vững, Chương trình hành động của Chính phủ sẽ  tập trung vào việc tổ chức nghiên cứu, xây dựng các văn bản pháp quy, các đề án và tổ chức triển khai thực hiện nhằm đưa những quyết định, những chủ trương, chính sách lớn  của Chiến lược phát triển bền vững  vào cuộc sống, trước hết là vào khâu chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện các mục tiêu.

Căn cứ để xây dựng Chương trình hành động là văn bản chiến lược phát triển bền vững,  các văn bản chiến lược về phát triển kinh tế xã hội 10 năm và kế hoạch 5 năm, những chương trình và công việc của Chính phủ đang được thực hiện hoặc dự kiến triển khai thực hiện.

Căn cứ vào Chương trình hành động này, các Bộ ngành, các tỉnh, thành phố tập trung xây dựng chương trình hành động của mình, cụ thể hoá các quan điểm, các mục tiêu, các chủ trương, và các cơ chế chính sách đã nêu trong Chiến lược phát triển bền vững có liên quan đến ngành và địa phương mình.

Chương trình hành động này bao gồm những nhiệm vụ đang được triển khai có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện Chiến lược phát triển bền vững.

Chương trình hành động bao gồm  bảy (7) mội dung sau đây:

 1. Nội dung thứ nhất:  Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển kinh tế nhanh và bền vững:

Trên tầm vĩ mô, chương trình sẽ đi sâu nghiên cứu các giải pháp và triển khai thực hiện  các nội dung như :

(1) Tiếp tục đổi mới nền kinh tế, duy trì khả năng phát triển nhanh và bền vững:

- Tiếp tục rà soát các cơ chế chính sách nhằm phát triển mạnh nền kinh tế đa sở hữu. Khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước theo hướng bền vững

- Nghiên cứu sửa đổi, ban hành các văn  bản để tạo điều kiện thông thoáng cho các tổ chức, cá nhân thực sự bình đẳng trong quá trình tiếp cận với các yếu tố phục vụ cho sản xuất, kinh doanhnhư đất đai, vốn, lao động, khoa học và công nghệ.  

-  Hoàn thiện khung pháp lý, bảo đảm và duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh; kiểm soát độc quyền trong kinh doanh.

(2) Phát triển nhanh đồng bộ hệ thống thị trường trên cơ sở tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho mọi doanh nghiệp, nhà đầu tư.

- Nghiên cứu bổ sung các giải pháp nhằm phát triển hệ thống thị trường đầy đủ, đồng bộ với sự tham gia bình đẳng của mọi doanh nghiệp trên tất cả các thị trường cả về phía cung và phía cầu và trên các loại hình thị trường, trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, nhất là công nghiệp, xây dựng, tài chính, ngân hàng, giáo dục, đào tạo,...

- Tổ chức nghiên cứu ban hành và thực hiện các chính sách thúc đẩy phát triển và hình thành đồng bộ hệ thống thị trường, đặc biệt chú ý tới các thị trường chưa phát triển như: thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ; phát triển và hoàn thiện thị trường vốn và tiền tệ.

- Xây dựng và thực hiện đề án mở rộng mạng lưới dự báo giá cả, thị trường tiêu thụ từng loại sản phẩm , tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, cho nông dân tiếp cận trực tiếp với thị trường, nắm bắt kịp thời nhu cầu tiêu dùng của từng nhóm dân cư để làm căn cứ cho việc hoạch định các chương trình sản xuất, kinh doanh.

 (3) Tăng tiềm lực và khả năng tài chính quốc gia,

- Nghiên cứu, bổ sung các cơ chế chính sách nhằm tiếp tục đổi mới và lành mạnh hoá hệ thống tài chính - tiền tệ, thực hành triệt để tiết kiệm, tăng tỷ lệ Ngân sách giành cho đầu tư phát triển, khống chế mức bội chi Ngân sách, tiến tới cân bằng thu chi và tăng dự trữ.

-  Xây dựng và thực hiện đề án phát triển và làm lành mạnh nền tài chính quốc gia, bao gồm tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp và tài chính khu vực dân cư; tăng tiềm lực tài chính quốc gia; tăng cường hiệu lực và đổi mới cơ chế quản lý Ngân sách Nhà nước.

- Xây dựng và thực hiện đề án đổi mới hệ thống thuế và phí theo hướng nuôi dưỡng nguồn thu, thực hiện công khai, minh bạch, giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và dân cư, khuyến khích phát triển sản xuất và bảo đảm công bằng xã hội; xây dựng và triển khai thực hiện chương trình giảm thuế quan theo tiến trình đã cam kết AFTA và các cam kết quốc tế khác.

- Xây dựng Luật quản lý vốn và tài sản nhà nước; sửa đổi Luật các Tổ chức tín dụng. Xây dựng Luật kế toán nhằm đổi mới và nâng cao hiệu lực của chế độ kế toán, kiểm toán,

- Nghiên cứu xây dựng kế hoạch chi tiêu ngân sách trung hạn nhằm chủ động trong chi ngân sách hươngs đedén các mục tiêu phát triển bền vững

- Tiếp tục thực hiện mục tiêu kiềm chế và kiểm soát lạm phát, loại trừ các nguy cơ tái lạm phát cao cũng như tình trạng giảm phát. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý ngoại hối và thị trường ngoại tệ, từng bước tiến hành việc thực hiện khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam.

(4) Tăng cường hiệu lực của các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô, nhằm huy động tốt các nguồn lực phát triển trong nền kinh tế.

- Nghiên cứu, bổ sung, ban hành mới các cơ chế chính sách , các luật và pháp lệnh nhằm đồng bộ hoá khung khổ luật pháp,  ổn định môi trường vĩ mô, thúc đẩy các hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh trong tất cả các thành phần kinh tế, kể cả trong nước, ngoài nước.

- Nghiên cứu sớm hình thành và ban hành nột số chính sách mới tạo môi trường thông thoáng để tăng khả năng huy động các nguồn lực phát triển của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để đưa vào đầu tư phát triển. Ban hành Luật đầu tư thống nhất cho đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước. Ban hành Luật Doanh nghiệp thống nhất chung cho tấ cả các thành phần kinh tế.

- Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất, ban hành các giải pháp  về thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng....nhằm giảm thiểu chi phí đầu tư và tạo nhiều cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư trong nuớc và ngoài nước.   

 - Hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển một cách ổn định. Đổi mới mạnh mẽ công tác kế hoạch hoá theo hướng sử dụng mạnh mẽ hơn các chính sách và các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô.

(5) Hoàn thiện khung khổ pháp lý để hội nhập có hiệu quả.

- Tập trung nghiên cứu, xây dựng chiến lược thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài 5 năm 2006-2010, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia hợp tác đầu tư với nước ngoài;

- Xây dựng chiến lược xuất khẩu và trao đổi ngoại thương giai đoạn 2006-2010, chủ động tham gia tích cực vào các cơ chế hợp tác song phương và đa phương.

- Nghiên cứu các cơ chế chính sách nhằm đẩy mạnh hội nhập kinh tế thế giới một cách toàn diện gắn với giữ vững an ninh chính trị và giữ gìn bản sắc dân tộc.

 (6) Xây dựng các cơ chế chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực và trong toàn bộ  nền kinh tế.

  - Xây dựng đề án chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, phát huy thế mạnh của từng vùng; phát triển sản xuất nông sản hàng hoá có chất lượng và hiệu quả, gắn sản xuất với thị trường trong nước và thị trường quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên (đất đai, lao động và nguồn vốn), nâng cao thu nhập trên một đơn vị ha đất canh tác, trên một ngày công lao động; cải thiện đời sống của nông dân:

 - Xây dựng đề án chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng gắn sản xuất với thị trường. Phát triển các ngành công nghệ cao và các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh;

- Xây dựng đề án chuyển dịch cơ cấu các ngành dịch vụ theo hướng tăng nhanh các nghành dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh, các ngành dịch vụ có nguồn thu lớn như dịch vụ vận tải, dịch vụ bưu chính viễn thông, du lịch; các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, kiểm toán, dịch vụ bất động sản, dịch vụ khoa học công nghệ...

2. Nội dung thứ hai: Xây dựng chương trình phát triển công nghiệp và thương mại theo hướng bền vững:

(1) Xây dựng và triển khai thực hiện đề án đổi mới công nghệ trong các ngành công nghiệp.

- Xây dựng đề án phát triển công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hoá và công nghệ sinh học vào các ngành sản xuất công nghiệp, quy hoạch xây dựng các khu công nghệ cao và doanh nghiệp công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp.

- Xây dựng đề án chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng gắn sản xuất với thị trường. Phát triển các ngành công nghệ cao và các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh. 

- Xây dựng chương trình đổi mới công nghệ trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng tiêu thụ trên thị trường.

- Xây dựng đề án phát triển thị trường công nghệ, tạo động lực về lợi ích để thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ gắn bó với sản xuất, kinh doanh, hướng vào nâng cao năng lực cạnh tranh của từng sản phẩm, từng doanh nghiệp cũng như của toàn nền kinh tế.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ nhập khẩu công nghệ mới, mũi nhọn, tổ chức tốt việc tiếp thu và làm chủ các công nghệ đó. Cải thiện khung khổ pháp luật liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, hợp đồng khoa học công nghệ nhằm bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, quyền công bố, trao đổi, chuyển giao, chuyển nhượng kết quả nghiên cứu.

 (2) Xây dựng và triển khai thực hiện đề án phát triển công nghiệp khai thác theo hướng bền vững

- Xây dựng chiến lược khai thác các loại khoáng sản và phi khoáng  theo hướng bền vững, tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên khoáng sản của đất nước; không ảnh hưởng đến thế hệ mai sau. Sử dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch trong công nghiệp khai thác, tránh gây nguy hại cho môi trường.

- Nghiên cứu đề án chuyển hướng khai thác và sử dụng tài nguyên của đất nước từ dạng thô không có hiệu quả sang khai thác và chế biến dạng tinh, nâng cao giá trị gia tăng từ một đơn vị khai thác tài nguyên

(3) Xây dựng và triển khai thực hiện đề án phát triển hệ thống năng lượng theo hướng bền vững:

- Xây dựng chiến lược phát triển bền vững ngành năng lượng, bảo đảm  an toàn năng lượng quốc gia trên cơ sở khai thác đồng bộ, theo hướng bền vững, tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn năng lượng. Phát triển và khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng sạch, không nguy hại cho môi trường.

- Xây dựng hệ thống các chính sách sử dụng hợp lý, tiết kliệm nguồn năng lượng quốc gia.

(4) Xây dựng và triển khai thực hiện đề án phát triển công nghiệp chế biến theo hướng bền vững.

- Xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến gắn với quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu trong từng vùng sinh thái.

- Rà soát và điều chỉnh các các tiêu chuẩn kỷ thuật và nâng cấp công nghệ tiêu tốn ít nguyên liệu, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả môi trường cảu các sản phẩm tiêu dùng.

- Xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển ngành công nghiệp chế biến sử dụng các công nghệ hiện đại, công nghệ sản xuất sạch hơn và thân thiện với môi trường, công nghệ tái chế và tái sử dụng nguyên liệu.  

(5).  Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình phát triển hệ thống giao thông theo hướng bền vững:

- Xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt , đường biển, đường hàng không phục vụ cho phát triển kinh tế và các hoạt động xã hội

- Chương trình phát triển giao thông nông thôn và các vùng còn khó khăn nhằm khai thác lợi thế trong từng vùng,  hỗ trợ cho công tác xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững

- Chương trình phát triển giao thông nội thị, giao thôngở các vùng kinh tế tập trung và khu vực đông dân cư.

- Xây dựng chính sách huy động vốn. Xây dựng cơ chế vận hành, phân cấp quản lý, duy tu bảo dưỡng hệ thống giao thông vận tải

          (6) Xây dựng và triển khai thực hiện phát triển hệ thống dịch vụ và du lịch theo hướng bền vững:

- Xây dựng đề án phát triển các ngành dịch vụ, nâng cao đóng góp các ngành dịch vụ trong GDP.

- Xây dựng đề án chuyển dịch cơ cấu các ngành dịch vụ theo hướng tăng nhanh các ngành dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh, các ngành dịch vụ có nguồn thu lớn như dịch vụ vận tải, dịch vụ bưu chính viễn thông, du lịch; các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, kiểm toán, dịch vụ bất động sản, dịch vụ khoa học công nghệ...

- Xây dựng và thực hiện chương trình phát triển, hiện đại hoá dịch vụ bưu chính, viễn thông, tin học, xây dựng và hoàn thiện lộ trình giảm giá cước bưu chính viễn thông phù hợp với yêu cầu hội nhập và sự phát triển công nghệ thông tin, kích thích sức mua của khách hàng.

- Xây dựng đề án phát triển nhanh các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, kiểm toán, dịch vụ bất động sản, dịch vụ khoa học công nghệ...

  - Xây dựng đề án phát triển mạnh thị trường trong nước, các trung tâm thương mại ở thành thị, mở rộng mạng lưới thương mại ở cả vùng ven đô, vùng nông thôn đồng bằng, miền núi, ven biển và hải đảo; mở rộng hệ thống chợ nông sản, chợ thuỷ sản ở nông thôn, vùng ven biển; phát triển các chợ ở các trung tâm cụm xã miền núi. Xây dựng chương trình ứng dụng thương mại điện tử trong các hoạt động kinh doanh.

          - Xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch theo hướng bền vững. Phát triển du lịch sinh thái, du lịch nhân văn; ngăn ngừa tác đống xấu của du lịch đến môi trường.

3. Nội dung thứ ba: Xây dựng chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng bền vững:

(1) Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững:

- Xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đa dạng ngành nghề và chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn

- Xây dựng chương trình đưa nhanh tiến bộ khoa học và kỹ thuât và nông nghiệp; nhất là chương trình giống. Xây dựng và mở rộng mô hình sản xuất hàng hoá vùng núi khó khăn.

- Điều chỉnh, bổ sung cập nhật quy hoạch phát triển nông, lâm ,ngư nghiệp trong từng vùng kinh tế và liên vùng theo hướng phát triển bền vững gắn sản xuất với thị trường, gắn vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến.

- Xây dựng đề án chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, phát huy thế mạnh của từng vùng; phát triển sản xuất nông sản hàng hoá có chất lượng và hiệu quả, gắn sản xuất với thị trường trong nước và thị trường quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên (đất đai, lao động và nguồn vốn), nâng cao thu nhập trên một đơn vị ha đất canh tác, trên một ngày công lao động; cải thiện đời sống của nông dân:

(2) Xây dựng đề án sử dụng hợp lý tài nguyên nông nghiệp và nông thôn:

-  Xây dựng và thực hiện chương trình nâng cao năng suất sử dụng đất, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước; áp dụng hệ thống sản xuất nông lâm kết hợp; nông lâm ngư kết hợp phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, nhằm sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước, khí hậu.

- Xây dựng chương trình đưa nhanh tiến bộ khoa học và kỹ thuât và nông nghiệp; nhất là công nghệ sinh học; thực hiện chương trình cải tạo các giống cây, giống con.

 (3) Xây dựng và thực hiện chương trình phát triển thị trường nông thôn, tăng khả năng tiêu thụ nông sản.

- Xây dựng và thực hiện chương trình phát triển thị trường nông thôn, tăng khả năng tiêu thụ nông sản. Nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách, các văn bản pháp quy nhằm thúc đẩy mối liên kết giữa những người sản xuất nguyên liệu, cơ sở chế biến và khâu lưu thông.

- Xây dựng đề án phát triển đa dạng ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn;  tạo việc làm phi nông nghiệp,  tăng thời gian lao động và cơ cấu lại nguồn lao động ở nông thôn.

4. Nội dung thứ tư: Xây dựng chương trình phát triển đô thị theo hướng bền vững

(1) Xây dựng chiến lược phát triển đô thị theo hướng bền vững:

- Xây dựng chiến lược phát triển và hình thành hệ thống đô thị trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, theo hướng xây dựng hệ thống đô thị vệ tinh, “đô thị xanh” ở vùng nông thôn, tránh tập trung quá mức vào các thành phố lớn.

- Xây dựng các tiêu chí cho việc xác định các loại hình và các cấp đô thị. Từng bước nâng cấp hệ thống tiêu chuẩn về quản lý đô thị, hạ tầng đô thị, dịch vụ đô thị và vệ sinh môi trường đô thị theo hướng văn minh, đáp ứng nhu cầu để phát triển bền vững.  Xây dựng không gian đô thị xanh, sạch, đẹp. Hệ thồng hồ điều hoà, cây xanh, công viên, khu vui chơi giải trí...

 (2) Xây dựng các chính sách và các mô hình quản lý đô thị theo hướng bền vững

- Định hướng quá trình đô thị hóa và di dân nhằm phân bố hợp lý dân cư và lực lượng lao động theo vùng, bảo vệ môi trường bền vững ở các  đô thị.

- Phát triển đồng bộ với hệ thống cơ sở hạ tầng và các dịch vụ đô thị, giao thông đô thị, bảo đảm phát triển bền vững.

- Xây dựng các cơ chế chính sách về bảo vệ môi trường ở đô thị. Nghiên cứu các mô hình về sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá ở đô thị theo hướng thân thiện với môi trường, không làm ô nhiễm môi trường. Xử lý chất thải rắn, chất thải nước 

- Xây dựng mô hình môi trường và sức khoẻ, chuẩn môi trường đô thị; giảm ô nhiễm không khí, tiếng ồn ở các đô thị.

5. Nội dung thứ năm: Xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội theo hướng bền vững:

(1)  Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nâng cao trình độ dân trí trong các vùng:

-  Xây dựng đề án nâng cao mặt bằng dân trí trong cả nước, đặc biệt là ở những vùng trình độ dân trí còn thấp. Xây dựng các cơ chế chính sách thực hiện công bằng, thụ hưởng chính sách giáo dục của Nhà nước, bảo đảm người dân được học tập suốt đời

- Xây dựng đề án đổi mới cơ bản chương trình giáo dục phổ thông; cải tiến phương pháp đánh giá và chế độ thi cử. Xây dựng các tiền đề cần thiết bao gồm cả cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên để đến năm 2010 tất cả các trường phổ thông của cả nước đạt chuẩn quốc gia nhằm đẩy nhanh tiến độ hiện mục tiêu phổ cập trung học cơ sở trong cả nước.

 - Xây dựng đề án và chỉ đạo thực hiện việc sắp xếp lại hệ thống đào tạo Đại học trong cả nước, xây dựng và trang bị hiện đại các Đại học quốc gia, xây dựng và nâng cấp Đại học vùng, mở rộng hình thức đào tạo Đại học và sau Đại học ở các vùng có điều kiện.

- Xây dựng đề án triển khai thực hiện việc cải cách cơ bản mạng lưới trường dạy nghề theo quy hoạch được Chính phủ phê duyệt. Xây dựng đề án mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nghề và trung học chuyên nghiệp, thực hiện phân luồng học sinh sau trung học cơ sở vào các trường dạy nghề và trường trung học chuyên nghiệp.

- Xây dựng, cập nhật, bổ sung chương trình phát triển giáo dục miền núi, vùng đồng bào dân tộc và các tỉnh khó khăn, vùng bão lụt miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long. Thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các vùng này.

(2). Xóa đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội:

- Xây dựng đề án tiếp tục thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo, chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng và các chương trình hỗ trợ khác về kinh tế, xã hội, môi trường cho vùng nghèo, xã nghèo; tạo điều kiện cho  vùng nghèo vươn lên phát triển bền vững, tăng thu nhập và cải thiên đời sống..

- Xây dựng các nhóm giải pháp chống tái nghèo và nâng dần mức sống trong vùng. Quy hoạch lại các cụm dân cư, nâng cao trình độ dân trí cho các vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa; đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ. Tập trung hoàn thiện mạng lưới an sinh xã hội phù hợp, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận thuận lợi với các dịch vụ về y tế, giáo dục, pháp lý, bảo đảm sự tiến bộ, công bằng và phát triển bền vững về mặt xã hội.

          (3)  Tiếp tục giảm mức tăng dân số và tạo thêm việc làm cho người lao động:

          - Xây dựng đề án sức khỏe sinh sản, khuyến khích thực hiện kế hoạch hóa gia đình, nâng cao hiệu quả công tác dân số tại các tỉnh miền núi, Tây nguyên, vùng đặc thù...

          - Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động có chất lượng theo hướng phân bổ lại lao động và dân cư trong phạm vi cả nước, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững.

(4). Phát triển và nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ, cải thiện các điều kiện lao động và vệ sinh môi trường sống.

- Xây dựng đề án phát triển mạng lưới y tế, cả việc xây dựng cơ sở khám, chữa bệnh, trang thiết bị y tế, ở các vùng thiên tai, bão, ngập lụt, vùng sâu, vùng xa; đáp ứng nhu cầu cơ bản về sức khỏe nhân dân.

 - Xây dựng cơ chế, chính sách viện phí, chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo, chính sách đối với những người bị tác động bởi hậu quả của chất độc màu da cam.

- Xây dựng và triển khai đề án phát triển y tế dự phòng, phòng chống các bệnh truyền nhiễm; thiết lập mạng lưới giám sát các bệnh tryuền nhiễm gây dịch như sốt xuất huyết, dịch viêm não , sốt rét, lao, tả ...; tăng cường phòng chống các bệnh không nghiễm trùng.

(5) Nâng cao mức sống của các tầng lớp dân cư

- Xây dựng các đề án nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp dân cư, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện ở, nhất là các tầng lớp dân cư có thu nhập thấp, nhân dân các vùng thường bị thien tai, bão lụt.

- Xây dựng và triển khai thực hiện các đề án phát triển thể dục, thể thao, phát triển các mặt văn hoá xã hội; cải thiện đáng kể tầm vóc, tuổi thọ và mức độ hưởng thụ văn hoá của người Việt Nam.

6. Nội dung thứ sáu: Xây dựng chương trình hành đồng thực hiện các mục tiêu về môi trường:

(1) Xây dựng và triển khai thực hiện các đề án về chống tình trạng thái hóa đất, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất:

  - Cập nhật, hiệu chỉnh đề án quy hoạch sử dụng đất trong phạm vi toàn quốc và trong từng vùng; hoàn thiện các các chính sách và pháp luật, các cơ chế quản lý sử dụng tài nguyên đất theo hướng hiệu quả, hợp lý và bền vững

          - Xây dựng đề án quy hoạch đầu tư thâm canh sử dụng đất theo chiều sâu bằng các biện pháp kỷ thuật tổng hợp  (nông học, sinh học, hóa học, cơ học); thực hiện các giải pháp tuần hoàn hữu cơ tái tạo đất, nâng cấp chất lượng đất trồng trọt ở các vùng đất dốc.

          (2) Xây dựng và triển khai thực hiện các đề án vềBảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước:

          - Xây dựng đề án điều tra tổng thế về nguồn nước, thực trạng của nguồn nước (bao gồm cả nước mặt, nước ngầm ...  sự phân bố nguồn nước trong từng vùng từng lưu vực; phân loại chất lượng từng nguồn nước.

- Xây dựng chiến lược bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn nước, bao gồm nước mặt, nước ngầm ...; tu bổ các sông ngòi, nâng cấp và phát triển các hệ thống tưới tiêu thủy lợi, hệ thống hồ chứa nước...

          -  Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án xử lý tổng hợp các giòng sông theo hướng phát triển bền vững, chống ô nhiễm nguồn nước, trước hết tập trung vào lưu vực sông Cầu, lưu vực sông Đồng Nai và lựa chọn một vài lưu vực sông bị ô nhiễm nặng.

          (3) Xây dựng và triển khai thực hiện các đề án về khai thác và sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên khoáng sản:   

          - Tiếp tục điều tra, khảo sát nguồn tài nguyên khoáng sản, xây dựng quy hoạch khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản theo hướng hiệu quả, phát triển bền vững, gìn giữ cho mai sau.

          - Lập đề án đổi mới công nghệ khai thác, chế biến sàng tuyển... theo hướng tiên tiến, hiện đại, nâng cao hệ số thu hồi các dạng tài nguyên khoáng sản, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, chế biến.

- Xây dựng phương án gắn việc bồi hoàn các dạng tài nguyên sau khai thác để trả lại môi trường sạch đẹp nghuyên xưa như hoàn thổ, trồng cây xanh, khôi phục thảm thực vật, hệ sinh thái, tái sử dụng chất thải ở những vùng mỏ đã khai thác.

(4) Xây dựng và triển khai thực hiện các đề án về bảo vệ môi trường biển, ven biển và hải đảo:

-  Xây dựng đề án điều tra toàn diện về biển và tài nguyên biển. Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển; quản lý và khai thác tài nguyên biển, môi trường biển theo hướng phát triển bền vững.

- Quy hoạch các ngành nghề kinh tế biển theo hướng vừa khai thác, vừa giữ gìn, tái tạo tài nguyên biển, bảo đảm phát triển bền vững; tập trung vào lĩnh vực khai thác và nuôi trồng các sản phẩm biển như đánh bắt cá và nuôi trồng hải sản; phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá; khai thác các nguồn khoáng sản dưới đáy biển...

(5)  Xây dựng và triển khai thực hiện các đề án về bảo vệ và phát triển rừng: 

- Xây dựng chiến lược phát triển rừng, trồng rừng, bảo vệ và chăm sóc rừng; ổn định quỹ rừng với 3 triệu ha rừng đặc dụng, 6 triệu ha rừng phòng hộ và 10 triệu ha  rừng sản xuất.

-  Xây dựng đề án khai thác rừng theo hướng bền vững, khai thác đến đâu thì có kế hoạch tái tạo rừng đến đó; chống phá rừng bừa bãi.

(6) Xây dựng và triển khai thực hiện các đề án về giảm ô nhiễm không khí ở các đô thi và khu công nghiệp:

- Xây dựng chiến lược từng bước giảm thiểu ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp theo hướng bền vững, sử dụng các dạng năng lượng sạch, các công nghệ hiện đại trong sản xuất công nghiệp, hạn chế tối thiểu chất thải khí công nghiệp; trước mắt, tập trung vào việc xử lý chất thải khí ở các khu công nghiệp như nhiệt điện chạy than, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất các loại hóa chất phân bón, các cơ sở luyện kim, chất thải khí của các động cơ đốt trong chạy bằng xăng, dầu như ô tô, xe máy...

-  Xây dựng đề án lập các trạm quan trắc theo dõi đánh giá độ nhiễm bẩn không khí, các tác động các khí thải đến môi trường, để có thể ngăn chặn từ trước những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.

(7)  Xây dựng và triển khai thực hiện các đề án về quản lý chất thải rắn:

- Xây dựng quy hoạch thu gom, xử lý toàn bộ chất thải rắn ở các thành phố, các khu công nghiệp, nơi dân cư tập trung đông đúc; hình thành các dự án đầu tư với các công nghệ hiện đại, tiên tiến xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn bệnh viện, bảo đảm môi trường trong xanh, sạch đẹp.

- Xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm soát môi trường, hình thành hệ thống kiểm tra môi trường, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý, khắc phục và tiến tới kiểm soát được tình trạng ô nhiễm môi trườngdo các chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải nguy hại gây ra.

(8) Xây dựng và triển khai thực hiện các đề án về bảo tồn đa dạng sinh học  

 - Hoàn thiện chính sách và pháp luật liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học. Cập nhật, bổ sung và điều chỉnh Kế hoạch hành động đa dạng sinh học quốc gia cho phù hợp với những điều kiện thực hiện; gắn kết những mục tiêu trong kế hoạch hành động với  kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trong từng thời kỳ.

-  Xây dựng các đề án củng cố và mở rộng hệ thống các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; điều tra bổ sung đa đạng sinh học; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên động thực vất;xây dựng, ban hành và phổ biến rộng rãi các sách đỏ Việt Nam về các giống, loài quý hiếmđể có chính sách bảo tồn nghiêm ngặt. 

  (9) Xây dựng và triển khai thực hiện các đề án về giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu, góp phần phòng, chống thiên tai.

- Xây dựng các đề án, các giải pháp thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia về loại trừ các chất làm suy giảm tầng ôzôn và kế hoạch qiốc gia thực hiện công ước khung của Liên hợp quốc về biiến đổi khí hậu

- Tăng cường năng lực hoạt động, dự báo khí tượng thủy văn; bổ sung quy hoạch xây dựng các trạm quan trắc khí tượng thủy văn; xây dựng các công trình phòng chống thiên tai ở một số vùng nhạy cảm với thời tiết, bão lụt, nắng hạn...  

7. Nội dung thứ bảy: Xây dựng chương trình hành động thực hiện chương trình phát triển bền vững ở các địa phương:

(1) Xây dựng chương trình phát triển bền vững ở địa phương:

- Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững trong tất cả các tỉnh, thành phố và các vùng kinh tế

- Xây dựng kế hoạch dài hạn trung hạn và ngắn hạn phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường trong các tỉnh, thành phố.

 - Xây dựng kế hoạch phát triển bền vững ở một số vùng sản xuất công nghiệp tập trung: Vùng Công nghiệp tập trung phía Bắc,  miền Trung và phái Nam.

- Xây dựng kế hoạch phát triển bền vững ở một số vùng sản xuất nông nghiệp tập trung:  vùng sản xuất lương thực Tây Nam bộ, Vùng trồng cây công nghiệp Tây Nguyên, vùng nuo tròng thủy hải sản...

(2) Triển khai Chương trình hành động thực hiện chương trình phát triển tỉnh, thành phố:

- Căn cứ vào Chương trình hành động thực hiện định hướng Chiến lược phát triển bền vững của Chính phủ và Chương trình phát triển bền vững của địa phương, các tỉnh, thành phố xây dưng Chương trình hành động của mình để thực hiện các mục tiêu về phát triển bền vững đề ra.

Trong chương trình hành động có phân ra tiến độ thời gian thực hiện trong từng năm, cơ chế điều hành và phân công trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị thực hiện, cơ chế phối hợp các đơn vị trong tỉnh, thành phố, giữa các tỉnh thành phố trong vùng và giữa các địa phương với các ngành.

  - Lồng ghép các yếu tố về kinh tế, xã hội và môi trường  trong kế hoạch phát triển bền vững của ngành và địa phương. Huy động sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân. Tầm nhìn trung hạn, dài hạn; các mục tiêu, các chỉ tiêu phát triển bền vững và các giải pháp thực hiện đều được thảo luận, bàn bạc để có sự đồng thuận trong các cộng đồng dân cư ở các địa phương.

 

III. Tổ chức triển khai thực hiện

 Chương trình hành động Của Chính phủ

 

1.     Phân công  xây dựng chương trình hành động: 

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Định hướng phát triển bền vững bao gồm 7 chương trình cụ thể được xây dựng với sự  phân công  như sau:

(1)  Về xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển kinh tế nhanh và bền vững:

          Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

          Cơ quan phối hợp: Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước, Bộ công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và một số Bộ ngành, các đoàn thể liên  quan,

(2) Về xây dựng chương trình phát triển công nghiệp và thương mại theo hướng bền vững:

Chủ trì: Bộ Công nghiệp; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Giao thông Vận tải; Tổng cục du lịch (theo từng nhóm chuyên đề)

          Cơ quan phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp, Bộ Thương mại, Bộ Xây dựng các tổng công ty trực thuộc Bộ Công nghiệp  và một số Bộ ngành, các đoàn thể liên  quan,

(3) Về xây dựng chương trình phát triển nông thôn theo hướng bền vững:

Chủ trì:  Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Bộ Thuỷ sản.

  Cơ quan phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại, Bộ Xây dựng các tổng công ty trực thuộc Bộ Nông nghiệp  và một số Bộ ngành, các đoàn thể liên  quan,

(4). Xây dựng chương trình đô thị phát triển bền vững

 Chủ trì: Bộ Xây dựng

  Cơ quan phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp, Bộ Công nghiệp, Bộ Giao thông Vận tải; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Thương mại, Tổng cục du lịch và một số Bộ ngành, các đoàn thể liên  quan,

(5). Xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội theo hướng bền vững:

 Chủ trì: Bộ  Giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Văn hoá và thông tin  (theo từng nhóm chuyên đề)

  Cơ quan phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ; Uỷ Ban Dân tộc Miền núi, Uỷ Ban Dân số, bà mẹ và trẻ em, Tổng cục thể dục thể thao. và một số Bộ ngành, các đoàn thể liên  quan,

(6). Xây dựng chương trình hành đồng thực hiện các mục tiêu về môi trường:

Chủ trì: Bộ Tài nguyên và môi trường.

Cơ quan phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Công nghiệp; Bộ Nông nghiệp; Bộ Xây dựng, Bộ Y tế  và một số Bộ ngành, các đoàn thể liên  quan,

(7). Xây dựng chương trình hành động thực hiện chương trình phát triển bền vững ở các địa phương

Chủ trì: Các Tỉnh, Thành phố .

Cơ quan phối hợp: Các Bộ ngành Trung ương. 

Trên cơ sở chương trình hành động của Chính phủ đã ban hành và những nội dung chủ yếu đã được nêu ra trong chương trình hành động này; theo chức năng, nhiệm vụ đã được phân công, các đồng chí Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo xây dựng chương trình hành động của Bộ mình, ngành mình; các đồng chí Chủ tịch các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp chỉ đạo xây dựng chương trình hành động của địa phương mình.

Trong chương trình hành động có phân ra tiến độ thời gian thực hiện trong từng năm, cơ chế điều hành và phân công trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị thực hiện, cơ chế phối hợp các đơn vị trong Bộ, trong ngành.

2. Huy động các tổ chức, đoàn thể các hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp và toàn dân tham gia xây dựng và thực hiện các mục tiêu trong định hướng chiến lược phát triển bền vững:

Phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn dân. Quá trình hoạch định và thực hiện các chính sách phát triển phải được toàn dân tham gia theo phương thức "dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra".

Các Bộ ngành, các địa phương cần huy động các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội-nghề nghiệp, các đoàn thể quần chúng, các doanh nghiệp, các nhà quản lý môi trường, các trường học, các Viện nghiên cứu tham gia rộng rãi trong việc xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình hành động của Bộ, ngành và địa phương trên nguyên tắc:

- Bao gồm nhiều thành phần xã hội tham gia (thường dân, các ngành kinh doanh, tổ chức, trường học…)

- Tầm nhìn do tất cả các tầng lớp nhân dân đồng thuận đưa ra

- Lồng ghép các yếu tố kinh tế, xã hội và hệ sinh thái

- Sự hợp tác giữa chính quyền và các tổ chức địa phương trong xây dựng và điều hành thực hiện chương trình

- Có một kế hoạch hành động cụ thể gắn với những mục tiêu lâu dài phát triển bền vững

- Có các tiêu chí được đưa ra như là một công cụ để đánh giá và giám sát mục tiêu phát triển bền vững.

- Có hệ thống giám sát và báo cáo

Các tiêu chuẩn trên sẽ được cụ thể hoá trong việc xây dựng kế hoạch phát triển bền vững (Chương trình nghị sự 21) của ngành và địa phương:

3. Đưa những nội dung của chương trình phát triển bền vững vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm

Trên cơ sở các chương trình hành động của mình, các Bộ, ngành, địa phương cần gắn kết, đưa các mục tiêu, các chỉ tiêu về phát triển bền vững lồng ghép vào các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Bộ, ngành và địa phương. Đây là yêu cầu rất thực tế để cho các mục tiêu phát triển bền vững được triển khai thực hiện đồng bộ trên một mặt bằng cơ chế chính sách và khả năng huy động các nguồn lực hoàn thành các mục tiêu. Việc lồng ghép sẽ được thực hiên theo nguyên tắc sau đây:

Rà soát từng nhóm mục tiêu và chỉ tiêu phát triển trong từng lĩnh vực Kinh tế - Xã hội - Môi trường trong Định hướng Chiến lược phát triển bền vững. Đưa các nhóm mục tiêu phát triển bền vững vào từng nhóm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội; nhấn mạnh các mục tiêu chất lượng, loại trừ những mục tiêu trùng lắp; hình thành một hệ thống chỉ tiêu chung cho phát triển kinh tế-xã hội- môi trường theo hướng bền vững. Trên cơ sở đó sẽ hình thành các nhóm giải pháp thực hiện các nhóm mục tiêu.

Văn phòng Phát triển bền vững đặt ở Bộ Kế hoạch và đầu tư sẽ tổng hợp chung đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

4. Xây dựng kế hoạch điều hành hàng năm thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ

Trên cơ sở chương trình hành động của các Bộ, các ngành được xây dựng, Văn phòng Phát triển bền vững đặt ở Bộ Kế hoạch và đầu tư sẽ tổng hợp và xây dựng kế hoạch điều hành hàng năm, giúp Thủ tướng chỉ đạo điều hành thực hiện chương trình.

Bản kế hoạch điều hành hàng năm được thiết lập theo tiến độ thời gian từng tháng và theo nội dung từng công việc mà các Bộ, các địa phương đã xây dựng; trong đó thiết lập chế độ báo cáo, thỉnh thị, chế độ trách nhiệm; cơ chế kiểm tra, kiểm soát , điều hành và cơ chế phối hợp thực hiện từng nội dung công việc.

Việc điều chỉnh, bổ sung chương trình hành động của Chính phủ sẽ được tiến hành trong quá trình điều hành thực hiện, nhằm bảo đảm tính thời sự, tính thuyết phục và hiệu quả

 

Số lần xem trang : 14842
Nhập ngày : 25-04-2009
Điều chỉnh lần cuối : 27-04-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Thư giản > Hai mươi bí quyết giảm Stress(10-09-2010)

  Một số vấn đề kinh tế bất động sản nước ta(14-09-2009)

  Đô thị > Cơ sở khoa học của chính sách đất đô thị Việt Nam(14-09-2009)

  Đô thị > Cần hoàn thiện thể chế thị trường đất đô thị Việt Nam(14-09-2009)

  Môi trường > Để triển khai có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu(14-09-2009)

  Quản lý đất đai > Đừng lãng phí tài nguyên đất(27-04-2009)

  Công nghệ > Ứng dụng của GIS trong các ngành(25-04-2009)

  Quy hoạch > Cách tiếp cận mới về điều chỉnh Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh(25-04-2009)

  Môi trường > Cuộc chiến biến đổi khí hậu toàn cầu(25-04-2009)

  Môi trường > Mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu(25-04-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2

PHAN VĂN TỰ Tel: 84.8.37220732-37245422 – 37245411 Fax : 37245411 Email : phanvantu @hcmuaf.edu.vn , phanvantu @gmail.com - website : http://www.cadas.hcmuaf.edu.vn/phanvantu ; http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=phanvantu

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007