Phạm Văn Hiền
(Agroviet-17/9/2009): Theo một nghiên cứu mới được công bố của các nhà khoa học thuộc Cơ quan Nghiên cứu Nông nghiệp Mỹ, châu chấu có thể truyền virus cho gia súc, ngựa và các loài động vật có móng khác. Gần đây nhất năm 2006, tại vùng tây nam nước Mỹ đã xảy ra một dịch bệnh do virus. Loại virus này gây tình trạng mụn nước xuất hiện quanh miệng của gia súc khiến chính quyền các bang vùng tây nam phải tiến hành các biện pháp cách ly.
Barbara Drolet thuộc Phòng thí nghiệm nghiên cứu về các bệnh của động vật tại Laramie, Wyo., và Justin Derner thuộc một cơ quan nghiên cứu tại Cheyenne, Wyo. Cho biết các xét nghiệm cho thấy các cây trồng là nơi chứa đựng loại virus gây bệnh nói trên và cây cối tuyền virus này sang loài châu chấu.
Mặc dù loại virus trên hiếm khi gây tử vong, tuy nhiên virus này làm xuất hiện các mụn giộp gây khó chịu và đau đớn cho gia súc, ngựa và các loài động vật có móng khác. Khi bị bệnh, gia súc bị chảy nước miếng rất nhiều và virus này bị lây lan từ con này sang con khác.
Để xem xét khả năng loài châu chấu bị hấp thu loài virus này từ các cây trồng bị nhiễm virus, Drolet và Derner đã lựa chọn 14 loại cây trồng mà loài châu chấu thường ăn. Trong phòng thí nghiệm, một số loại cây trồng có thể chứa đựng virus tới 24 tiếng đồng hồ.
Các nhà khoa học cho 2 loại cây trồng nhiễm virus và 24 tiếng sau họ cho châu chấu ăn 2 loại cây trồng này. Châu chấu sau đó đã bị nhiễm virus. Kết quả này ủng hộ giả thuyết cho rằng quá trình lây lan loại virus nói trên từ châu chấu sang gia súc rồi từ gia súc sang châu chấu là hoàn toàn có thể.
Các nhà khoa học sau đó thử nghiệm một loại thuốc diệt châu chấu và nhận thấy bên cạnh tác dụng tiêu diệt loài châu chấu, thuốc diệt châu chấu còn làm virus nói trên không hoạt động, do đó làm giảm nguồn lây lan virus cho gia súc, từ đó hạn chế được dịch bệnh.
Nghiên cứu trên được đăng trên tạp chí Môi trường và Ứng dụng.
Linh Chi – Theo Sciencedaily Số lần xem trang : 15529 Nhập ngày : 17-09-2009 Điều chỉnh lần cuối : 17-09-2009 Ý kiến của bạn về bài viết này
Khoa học-Đời sống Phát hiện loại nấm giúp lúa lớn nhanh(23-11-2005) Cấy hạt 'thóc 3.000 năm"(28-05-2010) Hạt lúa 3000 năm nẩy mầm?(24-05-2010) Dân hoảng loạn vì rắn độc lạ bò về đầy làng(13-04-2010) Đưa ong mật lên sao Hỏa(13-04-2010) Cây thuốc lá có thể thay thế xăng(31-03-2010) 16% diện tích lúa đông xuân vùng đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị nhiễm mặn nặng(25-03-2010) Chiến lược phát triển ngành điều đến năm 2020: Giữ vị trí xuất khảu số 1(24-03-2010) Châu Âu sẽ không còn bướm?(19-03-2010) Hội nghị cây trồng biến đổi gen trên thế giới(08-03-2010) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
|