Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 147
Toàn hệ thống 2053
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

Tính thuần chủng, tinh thần đoàn kết và chia sẻ, tính dung hoà và kết hợp tôn giáo, tính quật cường vươn lên và tinh thần võ sĩ đạo là những nhân tố tạo nên đức tính của người Nhật. Chúng ta cùng đọc, suy ngẫm và soi gương chính mình.

 

 Người nước ngoài lấy làm ngạc nhiên khi chứng kiến cung cách giao tiếp, cuối đầu thật thấp trong lễ nghi chào hỏi của người Nhật. Cũng như khi cổ vũ 1 người thân trước khi ra tranh tài trong 1 bộ môn thể thao hay 1 cuộc thi cử nào đó, người Nhật thường nói : “Ganbatte kudasai”, tức là “Hãy cố gắng lên” chứ không nói “Chúc may mắn” như “Good luck” trong tiếng Anh hay “Bonne chance” trong tiếng Pháp. Điều ngạc nhiên hơn nữa là trong lúc hoạn nạn của trận động đất và sóng thần vừa qua, người Nhật rất điềm tỉnh, tôn trọng trật tự, không gây hỗn loạn trộm cướp mà còn biết chia sẻ cho nhau. Đó là những nét đặc thù, những đức tính ưu việt mà không dễ gì tìm thấy ở các dân tộc khác. Những đức tính này được rèn luyện nhờ những nhân tố chính được nêu lên như sau

 Tính thuần chủng :

Nhật Bản có khoảng 128 triệu dân, là 1 nước đông dân đứng hàng thứ 9 trên thế giới , nhưng lại là 1 quốc gia có tính đồng nhất về sắc dân và văn hóa. 99% dân số có nguồn gốc là Nhật. Người Nhật Bản có nguồn gốc Mông Cổ. Khoảng 10.000 năm về trước, sắc tộc gốc Mông Cổ này đã di cư tới Nhật Bản là nơi có sẵn người Ainu, một loại thổ dân gốc Caucase. Ngày nay thổ dân Ainu chỉ còn vào khoảng 14.000 người, sinh sống trong các khu vực riêng biệt ở phía bắc nước Nhật.

Vì là xứ đảo , sống biệt lập với các quốc gia khác tại châu Á trong nhiều thế kỷ và nhất là chưa từng bị các đế quốc thực dân xâm chiếm cho nên Nhật Bản đã sáng tạo và duy trì được những tố chất đặc thù của riêng mình. Ví dụ như: thần đạo (神道), võ sĩ đạo (武士道), Zen (禅), nhu đạo (柔道), trà đạo (茶道), kabuki (歌舞伎), hanami((花見), v.v….

Tính đoàn kết và chia sẻ :

Nước Nhật là 1 quần đảo bao gồm 4 hòn đảo chính: Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu, cùng với nhóm đảo Ryukyu (Okinawa) và nhiều hòn đảo nhỏ khác. Là một trong những khu vực xảy ra nhiều thiên tai nhất trên thế giới.
Từ trận động đất lớn Kanto vào năm 1923, làm 140.000 người chết, tàn phá phần lớn Tokyo và toàn bộ vùng Yokohama, thiệt hại 28 tỷ, cho tới nay nước Nhật đã phải trải qua 16 vụ động đất và sóng thần.
Năm 1993 đã xảy ra trận động đất cường đô 7,8 và sóng thần, 3000 người chết.
Năm 1995 cũng xảy ra động đất Hanshin, cường độ 7,3 gây thiệt hại 102 tỷ đô la, 6.434 người thiệt mạng, khoảng 300.000 người mất nhà.
Mới đây nhất là vào ngày 11-3-2011 xảy ra 1 trận động đất 9.0 và sóng thần cao 10m tấn công vào khu vực dân cư, làm 30 ngàn người chết và mất tích, thiệt hại có thể lên trên 300 tỷ đô.
Từ khi lập quốc đến nay, dân tộc Nhật đã chứng kiến rất nhiều thiên tai, họ thừa hiểu bộ mặt hung bạo không thương tiếc của thiên nhiên. Chính vì thế, mỗi khi có biến cố người dân Nhật rất điềm tĩnh để có thể ứng phó với những biến cố kế tiếp. Họ được tôi luyện tinh thần đoàn kết và chia sẻ cho nhau để sinh tồn từ ngàn xưa.

Tính dung hòa và kết hợp tôn giáo :

Ở nhiều nơi trên thế giới người ta giết nhau chỉ vì khác biệt tôn giáo, thế nhưng ở Nhật thì không thấy xảy ra chuyện này, bởi vì từ xưa nước Nhật đã biết dung hòa và kết hợp 3 tôn giáo chính lại với nhau để làm nền tảng đạo đức cho xã hội, làm khuôn mẫu cho cách xử thế của người Nhật. 3 tôn giáo đó là Thần Đạo của Nhật Bản, Phật Giáo của Ấn Độ và Khổng Giáo của Trung Hoa. Thái tử Shotoku (574- 622) là người có công trong việc kết hợp các tôn giáo này lại với nhau. Thần Đạo chăm lo cuộc sống hiện tại, Phật giáo thì lại lo cho cuộc sống sau khi chết, còn Nho giáo thì giúp tạo ra thiết chế chính trị chặt chẽ và một xã hội có đẳng cấp trên dưới. Ngày nay, khoảng 70% các buổi lễ kết hôn ở Nhật được tiến hành theo phong cách của Thần đạo (Shinto), số còn lại được tiến hành theo phong cách của đạo Thiên Chúa, đạo Phật hoặc một số đạo khác. Nho giáo vẫn còn ảnh hưởng rất lớn trong xã hội Nhật Bản.


Chân dung Thái tử shotoku được in trên đồng 10.000 yen.

Quan niệm dung hòa và kết hợp các tôn giáo lại với nhau này nói lên quan niệm về tôn giáo và văn hóa của người Nhật. Biết “lấy hòa làm quý”, không quá khích, không tự đại tự tôn mà biết tiếp thu cái hay của người, đồng thời vẫn duy trì bản sắc của mình. Chính cái tư tưởng này đã giúp cho nước Nhật không những thành công nhanh chóng trong việc tiếp thu văn hóa và kỹ thuật của Phương Tây, mà còn làm cho dân tộc Nhật có được những phẩm chất về nhân cách mà không dễ gì tìm thấy được ở các dân tộc khác.

Việc dung hòa và kết hợp một tôn giáo mới với tôn giáo cổ truyền qủa thật là chuyện không dễ xảy ra ở nhiều nước trên thế giới. Ví dụ như Ấn Độ đã gặp phải nhiều vấn đề khi đạo Islam truyền tới. Ở châu Âu khoảng thế kỷ 16 và 17 đã xảy ra nhiều cuộc xung đột giữa những người Tin Lành và Công giáo . Tại Hy Lạp thời cổ cũng đã gặp nhiều phản đối khi đạo Thiên chúa du nhập vào. Ở Đức cũng đã có nhiều xung đột với tôn giáo cổ truyền khi đạo Cơ đốc đã từ vùng Địa Trung Hải truyền bá tới. Hiện nay, tại 1 số nước ở Trung Động, Ấn độ, Indonesia, Nigeria sự xung đột giữa Hồi giáo và Thiên Chúa giáo vẫn còn diễn biến rất nghiêm trọng.

Ở những nước này, tư tưởng gộp đạo đã không xuất hiện, người ta giết nhau, tìm cách tiêu diệt những người khác tôn giáo, gây bao nhiêu tội ác, tạo nên những mối thù truyền kiếp. Chính vì thế mà chiến tranh tôn giáo đã diễn ra triền miên và còn tiếp diễn cho đến ngày hôm nay. Chỉ vì không muốn bị đồng hóa, sợ mất đi truyền thống của mình mà ra. Nói một cách khác, chính vì họ cuồng tín, quá khích, bảo thủ cực đoan, không biết “lấy hòa làm quý” cho nên mới phát sinh ra chiến tranh tôn giáo và sự thù ghét lẫn nhau. Thật là nghịch lý, mặc dù tôn giáo nào cũng khuyên dạy con người nên biết thương nhau ?

Ngay trong chữ viết của tiếng Nhật cũng thể hiện tính dung hòa nay. Tiếng Nhật được viết trong sự phối hợp 3 kiểu chữ: Kanji , Hiragana và Katakana. Kanji dùng để viết các từ Hán (mượn của Trung Quốc) hoặc các từ người Nhật dùng chữ Hán để thể hiện rõ nghĩa. Hiragana dùng để ghi các từ gốc Nhật và các thành tố ngữ pháp như trợ từ, trợ động từ, đuôi động từ, tính từ,… Katakana dùng để phiên âm từ vựng nước ngoài. Bảng ký tự Latinh Rōmaji cũng được dùng trong tiếng Nhật hiện đại, đặc biệt là ở tên và biểu trưng của các công ty. Nhờ thế tiếng Nhật trở nên phong phú, tạo thuận lợi trong việc dịch thuật các tác phẩm có giá trị của thế giới, giúp nước Nhật tiếp thu văn hóa và kỹ thuật của nước ngoài 1 cách nhanh chóng .

Tính quật cường vươn lên :

Vì thua trận trong thế chiến thứ hai, vì đất nước bị tàn phá nặng nề, người dân Nhật đã phải âm thầm cui đầu nhẫn nhục tìm cách vươn lên từ những đống tro tàn. Hơn nữa , nước Nhật là nước nghèo nàn về tài nguyên. Ibuka Masaru, người sáng lập ra công ty Sony, đã phát biểu trong ngày thành lập công ty như sau: “Phải cố gắng đem công nghệ, kỹ thuật góp phần vào việc phục hưng tổ quốc chúng ta”. Tinh thần trách nhiệm đó là động lực thúc đẩy người Nhật luôn siêng năng trong công việc. Chính nhờ được tôi luyện trải qua những giai đoạn khó khăn gian khổ cho nên người Nhật có được tính kiên cường, điềm tĩnh và khiêm tốn trong bất cứ tình huống khó khăn nào..

Tinh thần võ sĩ đạo :

Trong lịch sử nước Nhật, nhất là từ khi chế độ phong kiến chính thức được thành lập, nhờ xuất hiện một số giai cấp võ sĩ với cái tên là “Samurai” có những nhân cách cao thượng về Nhân, Nghĩa, Lễ , Dũng, Tín . Họ được xem như là những tấm gương , những mẫu người được kính trọng trong xã hội, đã gây ảnh hưởng sâu đậm trong lòng của người dân Nhật. Người Nhật rất hãnh diện về truyền thống này.

Một khí phách của võ sĩ đạo mà thế giới điều biết đến đó là Harakiri hay Seppuku. Nó không chỉ là 1 hành vi tự sát, mà là 1 hình thức để chứng minh lòng thành của mình, để tránh khỏi nhục nhã, để nói lên lời xin lỗi, nhận trách nhiệm. Được xem như là 1 hình phạt đúng nghi thức đối với 1 võ sĩ đạo chân chính, biểu hiện tinh thần trách của người Nhật.  

Võ sĩ đạo (武士道 Bushido)


Có thể còn có nhiều nhân tố khác nữa đã tạo ra đức tính của người Nhật, nhưng có thể nói sự dung hòa kết hợp các tôn giáo và sự xuất hiện tầng lớp võ sĩ đạo là 2 nhân tố quyết định tạo nên 1 nước Nhật hùng mạnh, không những trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong phẫm chất nhân cách của người Nhật. Nhân tố thứ 2 là quan trọng hơn hết, phát triển kinh tế mà đạo đức suy đồi sẽ dẫn đền những hậu quả không lường. Người Việt Nam mình cũng đã được dạy ngay từ buổi mới cặp sách đến trường “Tiên học lễ hậu học văn”. Giáo dục vẫn phải là vấn đề ưu tiên hàng đầu, có con người tốt thì sẽ có 1 xã hội thật sự tốt theo đúng nghĩa ?

Vận mệnh của đất nước mình không được may mắn như nước Nhật, chúng ta đã không có 1 thái tử Shotoku như Nhật, biết kết hợp và dung hòa các văn hóa lại với nhau.Vua chúa của chúng ta bất tài để cho đất nước bị ngoại xâm, chính vì bị thực dân cho nên phải gánh chịu hậu qủa của chiến tranh với thực dân và nội chiến với nhau, đã làm thay đổi tư duy, đạo nghĩa của con người VN mình. Người VN ta không đoàn kết, thích chia thành phe nhóm, nghi kỵ lẫn nhau, dễ bị khích động, công kích và giết hại nhau 1 cách mù quáng, bất chấp hậu quả ra sao. Đạo đức bị suy đồi.

Rút từ kinh nghiệm của Nhật Bản, Việt Nam mình cần có những người lãnh đạo như thái tử Shotoku, biết dung hòa và kết hợp tất cả người VN lại với nhau làm tăng lên sức mạnh của dân tộc. Chúng ta cũng rất cần có những con người lãnh đạo có phẩm chất cao thượng như võ sĩ đạo của Nhật Bản để làm gương ?

Montréal ngày 30 tháng 3 năm 2011
Ngô Khôn Trí
 
 
 
 
 

Số lần xem trang : 14989
Nhập ngày : 01-04-2011
Điều chỉnh lần cuối : 03-10-2011

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Giáo dục-Phát triển

  Bill Gates học để làm(05-06-2017)

  Đêm cuối năm tại KTX Cỏ May(04-01-2017)

  Doanh nhân Phạm Văn Bên & nụ cười “để gió cuốn đi”(16-09-2016)

  100 ngày Anh Phạm Văn Bên - Cỏ May(14-07-2016)

  Thầy Cô - Mặt đất(24-11-2015)

  60 năm Xây dựng và Phát triển(23-11-2015)

  Vài hình ảnh và clip về Ký túc xá Cỏ May - ông Phạm Văn Bên(22-04-2015)

  Phạm Văn Bên - Doanh nhân có “trái tim” nhân hậu(21-04-2015)

  Yếu tố phát triển đất nước là đào tạo ra con người tốt(01-11-2014)

  Những chuyện khó tin trong nghiên cứu khoa học ở VN(13-04-2014)

Trang kế tiếp ... 1 2 3

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007