Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1
Toàn hệ thống 3916
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Nguyễn Mạnh Hùng

GỢI Ý: LỰA CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU – ĐẶT TÊN ĐỀ TÀI – CÁCH VIẾT VÀ CÁC MẢNG ĐỀ TÀI CÓ LIÊN QUAN BĐS
I. LỰA CHỌN ĐỀ TÀI – CÁCH ĐẶT TÊN

I.1. Cách lựa chọn đề tài - Có thể phát sinh theo 2 cách sau

Cách 1. Đọc tài liệu về mảng đề tài mà bạn quan tâm để phát hiện ra:

+      Mặt mạnh, mặt yếu trong các nghiên cứu này

+      Những tranh luận khoa học trong các nghiên cứu đó

+      Nghĩ ngược lại/khác với quyết định của các tác giả

+      Những vướng mắc trong hoạt động thực tế

Cách 2. Do được đề nghị hay xuất phát từ những câu hỏi bất chợt xuất hiện mà không phụ thuộc lý do gì

è Chọn ra được “Vấn đề bạn cần nghiên cứu”

Khi đã có “Vấn đề cần nghiên cứu” rồi, điều tiếp theo bạn phải kiểm tra các vấn đề nghiên cứu này của bạn có thỏa mãn các tiêu chuẩn sau hay không, nếu có thì bạn hãy chọn nó để thực thi:

+      Khả thi: Số lượng, kinh phí, thời gian, phạm vi

+      Thú vị: Thỏa mãn cho nhà nghiên cứu

+      Tính mới: Công nhận hay bác bỏ nghiên cứu trước, ý tưởng, cách tiếp cận, phương pháp hay kết quả

+      Đạo đức: Không gây hại cho đối tượng nghiên cứu

+      Có ảnh hưởng: Đóng góp cho sản xuất, cho chính sách

I.2. Cách đặt tên đề tài (tham khảo tài liệu của thầy - TS. Phạm Văn Hiền)

Tên đề tài của bạn, bạn có thể đặt tùy ý, miễn sao hãy tránh những "5 KHÔNG NÊN" sau:

+ Không nên bắt đầu bằng cụm từ THỪA không có giá trị thông tinVí dụ: Nghiên cứu…., nghiên cứu đề xuất…, Nhận xét về.., KQ nghiên cứu…, Cơ sở khoa học…,

+ Không nên bắt đầu bằng cụm từ có độ bất định cao về thông tinVD: Nghiên cứu về…; Một số biện pháp…; Những vấn đề về…,Bước đầu tìm hiểu…

+ Không nên đặt tên đề tài mang tính dễ dãi, chung chungVD: đề tài: Hội nhập – Thách thức, thời cơ…;

+ Không nên đặt tên đề tài quá dàichỉ khoảng 15 -20 từ là đẹp

+ Không nên dùng quá nhiều chữ “Của/ Thì/ Bị/Mà/Là”

II. CÁCH VIẾT ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN

            Để hoàn thiện một đề cương khóa luận, các bạn phải căn cứ vào chuẩn quy định của Khoa/Trường, đại khác các bạn phải hoàn tất tất cả các mục sau: Đặt vấn đề - Tổng quan – Nội dung và phương pháp – Kết quả - Kết luận và kiến nghị. Các phần cụ thể các bạn phải hoàn tất theo thứ tự và cách viết gợi ý như sau:

HOÀN TẤT BÌA NGOÀI – BÌA TRONG (theo mẫu 01)

HOÀN THIỆN TRANG TÓM TẮT (theo mẫu 02)

HOÀN THIỆN TRANG MỤC LỤC (theo mẫu 03)

HOÀN TẤT PHẦN BÁO CÁO CHÍNH THEO THỨ TỰ SAU

ĐẶT VẤN ĐỀ (Canh giữa, đậm, 14, không quá 2 trang)

1. Lý do thực hiện  

Đây là phần lựa chọn vấn đề còn chưa giải quyết được hay đã giải quyết được rồi nhưng chưa phải ở diện rộng, phần này yêu cầu phải nêu được ít nhất các ý sau:

            + Thứ 1: Nêu được những bất cập, mâu thuẩn, những vấn đề phát sinh chưa giải quyết được của mảng nghiên cứu trên diện rộng (như thị trường BĐS tổng thể, như vấn đề chung của quốc gia, của thế giới…)

            + Thứ 2: Nêu những vấn đề còn tồn động hay phát hiện mâu thuẫn liên quan đến mảng đang nghiên cứu tại địa phương, tại công ty hay tại địa bàn nghiên cứu

            + Thứ 3. Đưa ra vấn đề nghiên cứu dựa trên những bất cập, những khó khăn chưa giải quyết được phía trên

2. Mục tiêu nghiên cứu

            Dựa trên vấn đề nghiên cứu đã chọn ở trên, bạn phải đặt ra mục tiêu nghiên cứu tức là bạn phải “làm cái gì?” hay nói cụ thể mục tiêu là cái đích về nội dung mà bạn phải vạch ra để định hướng cho nổ lực tìm kiếm, giải quyết vấn đề nghiên cứu của bạn.

            Chú ý: Mục tiêu nghiên cứu bắt buộc phải:

            + Bắt đầu bởi một “Động từ”, ví dụ: Xác định; đánh giá; tìm ra; đề xuất…

            + Cụ thể

            + Đong, đo, đếm được

            + Khả thi và có thời hạn

3. Đối tượng nghiên cứu

            Cần nhớ “Đối tượng nghiên cứu” là quy luật, là bản chất sự vật/ hiện tượng mà chúng ta cần xem xét, làm rõ của khách thể nghiên cứu

Vì là cái thuộc về bản chất nên nó ẩn chứa bên trong  nên không cân đo đong đếm được, vì vậy chúng ta phải làm rõ nó thông qua cái gọi là “đối tượng khảo sát”

Tùy vào từng vấn đề nghiên cứu mà chúng ta sẽ xuất hiện đối tượng khảo sát khác nhau.

4. Phạm vi nghiên cứu      

 Hiểu là: giới hạn trong một số phạm vi nhất định như giới hạn về: Địa điểm, về thời gian, về không gian và cả về nội dung, như vậy phần này thường trình bày các phạm vi như sau:

Phạm vi nội dungDùng để giới hạn về nội dung của vấn đề nghiên cứu, ví dụ: Môi giới BĐS căn hộ

Phạm vi không gianDùng để giới hạn về mặt địa bàn nghiên cứu, vị dụ ở xã nào, huyện nào, tỉnh nào…?

            Phạm vi thời gianDùng để giới hạn thời gian của số liệu dùng để thực hiện đề tài, ví dụ từ năm nào đến năm nào?

5. Ý nghĩa của đề tài

Ý nghĩa khoa học:

Ý nghĩa thực tế:

Phần 1. TỔNG QUAN (Canh giữa, chữ đậm 14, khoảng 15-21 trang)

1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

            Trình bày các luận cứ lý thuyết đã được chứng minh bởi các nghiên cứu trước (chỉ cần trích dẫn tài liệu)

            Hay trình bày một hệ thống tri thức khoa học hoàn chỉnh gồm: Khái niệm, phạm trù và quy luật của vấn đề mình đang bàn

            Ý nghĩa của mục này giúp chúng ta mượn cơ sở lý luận này để chứng minh giả thuyết cảu chúng ta đang làm để tiết kiệm được vật chất, thời gian, tài chính cũng như làm nền tảng kiến giải cho những thực nghiệm khác

            Cơ sở lý luận cần:

- Bám sát mục tiêu và phù hợp với nội dung nghiên cứu

- Nếu trình bày lý thuyết thì chỉ cần trình bày khái niệm, quy luật, nguyên lý liên quan thôi

- Phần thực tiễn thì trình bày từ xa đến gần, từ ngoài nước vào trong nước

Tóm lại trong phần này các bạn phải trình bày các phần sau:

1.1.1. Cơ sở khoa học

Trình bày Các lý thuyết khoa học, luận điểm khoa học được công nhận

1.1.2.  Cơ sở pháp lý

Trình bày Các văn bản pháp lý Hiến pháp, Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định... của cơ quan nhà nước các cấp có  thẩm quyền

1.1.3. Cơ sở thực tiễn

Trình bày các Vấn đề NC đang thực hiện, hiện nay được nghiên cứu trong và ngoài nước như thế nào? Nghiên cứu đến đâu?... Đươc thể hiện qua việc tóm gọn từ kết quả bài nghiên cứu khoa học được thẩm định

1.2. Khái quát địa bàn

1.2.1. Tài nguyên thiên nhiên

Trình bày khái quát về Vị trí địa lý, Địa hình, Khí hậu và thuỷ văn

1.2.2. Sự phát triển kinh tế

Trình bày khái quát về thực trạng kinh tế ở địa phương như GDP, CSHT…

1.2.3. Về mặt xã hội

Trình bày khái quát về dân số, mật độ dân số, việc làm…

Tóm lại: Phần này chỉ trình bày những cái gì mà có liên quan trực tiếp đến đề tài của bạn

1.3. Nội dung, phương pháp và quy trình thực hiện

Phần này trình bày các phần: Nội dung nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu, quy trình thực hiện và công cụ, phần mềm thực hiện (nếu có), cụ thể:

1.3.1. Nội dung thực hiên

            Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu để vạch ra nội dung cần thực hiện

1.3.2. Phương pháp thực hiện

Căn cứ vào “nội dung cần thực” hiện để lựa chọn ra các phương pháp phù hợp, chú ý phần này các bạn phải trình bày được ít nhất những câu hỏi sau:

            + Phương pháp này là gì nếu là phương pháp mới?

Phương pháp này dùng để giải quyết nội dung nào trong đề tài?

Phương pháp này nó được thực hiện như thế nào? (bằng cách nào, ở đâu, với đối tượng nào)?

+ Kết quả của phương pháp này là cái gì?

Có rất nhiều phương pháp có thể sử dụng như phương pháp điều tra thu thập thông tin, phương pháp thống kê, phương pháp hồi quy…., tùy vào từng nội dung của từng đề tài mà các bạn lựa chọn hợp lý:

1.3.3. Quy trình thực hiện

Là các bước thực hiện để đạt kết quả nghiên cứu mong muốn. Quy trình này có thể là quy trình cũ hay quy trình mới, hay quy trình cải tiến của quy trình cũ   

Phần 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (Canh giữa, đậm, 14, khoảng 25-30 trang)

Phần này trình bày kết quả nghiên cứu theo thứ tự nội dung nghiên cứu đã đề ra, có bao nhiêu nội dung sẽ có bấy nhiêu kết quả, cụ thể:

2.1. Nội dung 1

Phần này trình bày kết quả khảo sát, kết quả thực nghiệm hay kết quả chứng minh được của nội dung thứ nhất

2.2. Nội dung 2

Phần này trình bày kết quả khảo sát, kết quả thực nghiệm hay kết quả chứng minh được của nội dung thứ hai

2.3. Nội dung 3

Phần này trình bày kết quả khảo sát, kết quả thực nghiệm hay kết quả chứng minh được của nội dung thứ ba

2.4. Nội dung ….

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (Canh giữa, đậm, 14, tối đa 2 trang)

Kết luận

            Phần này các bạn chỉ trình bày lại kết quả mà đề tài chúng ta đã làm được dựa trên các mục tiêu đề ra. Cái nào chưa đạt, cái nào đã đạt, đạt được bao nhiêu %...

            Thông thường có bao nhiêu mục tiêu thì bạn sẽ có bấy nhiêu kết luận. Vì vậy mục tiêu của các bạn càng cụ thể, càng rõ ràng thì đến giai đoạn này các bạn càng dễ dàng kết luận được. ngược lại mục tiêu càng tổng quát, không cụ thể thì kết luận thông thường sẽ đi vào dạng mô tả trở lại

            Tóm lại chúng ta có mối quan hệ giữa mục tiêu – nội dung – phương pháp và kết luận như bảng sau:

MỤC TIÊU 1

Nội dung 1

Dùng PP1

Kết quả 1

Kết luận 1

 


Dùng PP2

 


Nội dung 2

Dùng PP3

Kết quả 2

 


Dùng PP4

 


MỤC TIÊU 2

Nội dung 3

Dùng PP5

Kết quả 3

Kết luận 2

 




Nội dung 4

Dùng PP2

Kết quả 4



Dùng PP4

 



MỤC TIÊU 3

Nội dung 5

Dùng PP6

Kết quả 5

Kết luận 3



 

Kiến nghị

            Lưu ý rằng cái kiến nghị này là KIẾN NGHỊ về khoa học, nó chẳng có liên quan gì với việc kiến nghị đại loại như “nhà nước cần làm cái này cái kia” hay “công ty này phải có cái này cái khác”…

            Phần này các bạn chỉ trình bày những cái mà đề tài bạn chưa làm được so với cái mục tiêu đề ra. Hay bạn còn nghi ngờ kết quả đề tài của bạn chưa chính xác do thực hiện trên phạm vi hẹp thì kiến nghị để thực hiện nghiên cứu này trong diện rộng hơn, hay do nguồn lực của bạn hạn chế nên chưa đi nghiên cứu vấn đề này sâu hơn, do đó mới kiến nghị……

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 
Người soạn:
Thạc Sỹ. Nguyễn mạnh Hùng
(Khoa Quản lý Đất đai&BĐS - Đại học Nông Lâm-TP.HCM)

Số lần xem trang : 14808
Nhập ngày : 25-06-2021
Điều chỉnh lần cuối : 25-06-2021

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến